7. Kết cấu của luận văn
2.3 Phân tích nội bộ Công ty cổ phần Dây Cáp điện Việt Nam
2.3.5 Công tác điều hành và quản trị sản xuất
a) Hoạch định chiến lược
Công ty đặc biệt quan tâm đến công tác hoạch định và dự báo tình hình
SXKD, bằng chứng là trong những năm qua nhờ xây dựng kế hoạch và dự báo đúng tình hình SXKD mà cơng ty đã đạt được một số mục tiêu và tăng trưởng vượt so với
kế hoạch đề ra. Đó là một thành quả của Ban điều hành trong khả năng hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh hợp lý, kịp thời (xem Bảng 2.7).
Bảng 2.7: Kế hoạch kinh doanh hàng năm S T T Chỉ tiêu Đv tính KH năm 2010 TH năm 2010 Thay đổi so KH KH năm 2011 TH năm 2011 Thay đổi so KH 1 Giá trị TSL Tỷ.đ 3.031 3.315 109% 3.480 3.540 102% 2 Doanh thu Tỷ.đ 1.735 2.340 135% 2.500 3.175 127%
3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ.đ 63 121 194% 125 203 162%
4 Cổ tức % 15 30 200% 30 70 233%
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011 của CADIVI)
Dự báo trong năm 2011, Công ty đang vẫn phải đối mặt với những khó khăn thử thách như: sự biến động của thị trường thế giới tác động đến thị trường Việt
Nam, đặc biệt là sự biến động về giá cả vật tư nguyên liệu cho sản xuất đang tăng
cao, nguồn hàng khan hiếm, sự canh tranh gay gắt của hàng trăm doanh nghiệp SX- KD sản phẩm dây cáp điện…
b) Nguồn nhân lực
Tổng số lao động hiện tại tính đến hết ngày 31/12/2011 của công ty là 667
người được phân loại như sau:
Bảng 2.8: Bảng phân tích tình hình lao động
Stt Phân loại lao động Số người Tỷ lệ
I. Theo trình độ học vấn 667
1. Trên đại học 25 3.8%
2. Đại học 160 23.97%
3. Cao đẳng 29 4.35%
4. Trung cấp 52 7.8%
5. Công nhân kỹ thuật, lđ phổ thông 401 60.07%
II. Theo phân công lao động 667
1. Quản lý 115 17.24%
2. Khơng quản lý 552 82.76%
Tình hình nhân sự của công ty tương đối ổn định, những chế độ chính sách cho người lao động ln được quan tâm đã được thể hiện trong thỏa ước lao động tập thể.
Về trình độ: Hiện nay Cơng ty có 185 cán bộ có trình độ đại học và trên đại
học chiếm 27.8%, 67 cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 12.16% và 401 công nhân kỹ thuật, số nhân viên được đào tạo (từ trung cấp trở lên) chiếm tỷ lệ cao
(39,9%) so với những doanh nghiệp khác cùng ngành. Phân theo chức vụ quản lý thì
đội ngũ quản lý chiếm 17,24% và không quản lý chiếm 82,76%.
Thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm trước cụ thể năm 2008 là 5,2 triệu đồng, năm 2009 là 6,4 triệu đồng và năm 2010 ở mức 7,1 đồng là mức thu nhập vào loại cao so với mức trung bình ngành.
Những con số đó càng chứng tỏ CADIVI đã xây dựng được một môi trường làm việc thu hút được nguồn nhân lực có trình độ. Đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên đã có tiến bộ vượt bậc về công tác quản lý và làm chủ về khoa học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh toàn diện.
Về mặt huấn luyện và đào tạo: Hàng năm cơng ty đều có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân viên về kỹ năng kỹ thuật, an toàn lao động, quản lý chất lượng, …
c) Công tác điều khiển
Với phương châm lấy chất lượng làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển cơng ty đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách và có những bước phát triển vượt bậc. Công tác sản xuất kinh doanh luôn ổn định và phát triển, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Những năm qua hoạt động cung ứng vật tư được đảm bảo đáp ứng kịp thời cho sản xuất nhờ sự nhạy bén của đội ngũ làm công tác thị trường luôn theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường ngun vật liệu để có chính sách mua bán kịp thời,
hợp lý và có kế hoạch dự trữ nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty. Mơ
hình tổ chức, hệ thống quản lý của cơng ty đã từng bước tinh gọn, chuyên mơn hố
d) Công tác kiểm tra
CADIVI đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000 kết hợp 5S, hệ thống quản lý chất lượng tồn diện TQM. Cơng ty đã xây dựng bộ quản lý chất lượng sản phẩm (KCS) và trang bị đầy đủ các thiết bị dụng cụ lo lường chính xác hiện đại. Chất lượng được kiểm soát ngay từ khâu mua nguyên liệu đầu vào đến các công đoạn sản xuất và nhập kho thành phẩm xuất bán.
e) Công tác nghiên cứu và phát triển
Hiện tại, Công ty đang nghiên cứu và triển khai sản xuất các sản phẩm
mới với tính năng vượt trội như sau:
Dây & cáp chống cháy, ít khói và halogen (CXE/LSF - 0,6/1 kV): Cáp LSF
khi bị cháy thì sinh ra ít khói và khơng sinh ra khí halogen do đó khơng tạo ra acid clohydric làm hại cho người và thiết bị.
Dây & cáp chống cháy: CX/FR, CXV/FR - 0,6/1 kV
Cáp điện lực dẹt hạ thế 2÷4 lõi, ruột đồng, cách điện PVC hoặc XLPE, vỏ
PVC hoặc HDPE: CVVf, CXVf, CXEf: Cáp điện lực dẹt 2 đến 4 lõi, ruột đồng, cách
điện bằng nhựa PVC hoặc XLPE, vỏ bằng nhựa PVC hoặc HDPE, dùng để phân
phối điện trong dân dụng, cấp điện áp 450/750 hoặc 600/1000V, tần số 50Hz.
Các mặt hàng xuất khẩu đi Mỹ
Bao gồm 28 chủng loại sản phẩm như Landscape cable, Power cord cable,
Pump cable, “UF” underground feeder cable …Được dùng lắp đặt trực tiếp trong đất
cho hệ thống chiếu sáng sân vườn ngoài trời, cho các nhà – xe lưu động (Mobi-
home) hoặc xe phục vụ giải trí, xe hoa (Rereational Vehicle) nối từ nguồn điện máy
phát di động trên xe phục vụ sinh hoạt, giải trí, các máy bơm, có thể đặt ngâm trong nước, hệ thống phân phối điện dân dụng (nhà ở, khách sạn…).
2.3.6 Tài chính và kế tốn.
Những năm đầu cổ phần hố cơng ty bước sang một bước ngoặt mới với vơ vàn khó khăn cộng với đợt suy thối kinh tế kéo dài đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của CADIVI trong giai đoạn 2007-2009, nhưng với bề dày kinh nghiệm và sự nhạy bén của Ban giám đốc đã giúp cho CADIVI lấy lại được đà tăng trưởng với mức tăng
ấn tượng 41,01% trong năm 2010. Kéo theo đó là mức tăng trưởng lợi nhuận cịn cao hơn bởi ngồi tăng doanh thu cơng ty cịn tiết kiệm được chi phí và làm gia tăng giá trị tổng tài sản. Khả năng thanh tốn ngắn hạn của cơng ty là rất tốt, cơng ty có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (Bảng 2.9).
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu tài chính của CADIVI (2007-2010)
STT Chỉ tiêu phân tích 2007 2008 2009 2010
I Các chỉ số tăng trưởng
1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 23% 7.6% -2.10% 41.01%
2 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng -16,6% -14% 151.9% 56.28% 3 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản 1.57% -12.6% 4.04% 29.11%
II Tỷ số đo lường khả năng thanh toán
1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1.28 1.36 1.2 1.25
2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.59 0.57 0.59 0.64
III Tỷ số đo lường mức độ hoạt động
1 Vòng quay các khoản phải thu 3.03 9.18 8.3 8.55
2 Kỳ thu tiền bình quân 118.8 39.23 43.36 42.12
3 Vòng quay hàng tồn kho 4.05 4.35 4.41 5.87 4 Số vòng quay vốn cố định 5.13 14.41 14.32 19.91 5 Số vịng quay tồn bộ vốn 0.74 2.35 2.21 2.42 IV Tỷ số địn bẩy tài chính 1 Tỷ số nợ / tổng tài sản 0.79 0.76 0.67 0.67 2 Tỷ số nợ / nguồn vốn CSH 3.85 3.09 2.01 2.04 3 Tỷ số nợ dài hạn / Vốn CSH 0.71 0.02 0.01 0.03 4 Tổng tài sản / Vốn CSH 4.85 4.4 3.01 3.04
5 Khả năng thanh toán lãi vay 2.29 1.77 4.22 5.74
V Các tỷ số sinh lợi
1 Tỷ suất sinh lợi / Doanh thu 1.61% 1.35% 3.48% 3.86%
2 Tỷ suất sinh lợi / Tổng tài sản (ROA) 1.19% 3.20% 7.75% 9.38% 3 Tỷ suất sinh lợi / Vốn CSH (ROE) 5.79% 14.07% 23.35% 28.48%
Sức sinh lợi của công ty cũng rất tốt, đạt mức tăng trưởng cao trong ngành.
Nếu như trong năm 2009 là một năm không mấy thuận lợi và rất nhiều doanh nghiệp
trong ngành thua lỗ thì ROE của CADIVI đạt mức 23.35% là rất ấn tượng. Theo số
liệu của Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp 2011 thì tồn Ngành chỉ
có 21 doanh nghiệp có chỉ số ROE >20% trong tổng số 175 doanh nghiệp (xem Phụ lục 5). Còn xét theo chỉ số ROA năm 2009 thì chỉ chiếm 7.75% và số nợ hiện gấp 2
lần vốn chủ sở hữu nên công ty cần phải tranh thủ tăng vốn điều lệ để đáp ứng được nhu cầu phát triển, giảm áp lực lên khoản nợ vay.
2.3.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Trên cơ sở tham khảo ý kiến đánh giá của 30 chuyên gia trong ngành về mức
độ quan trọng và phản ứng của các yếu tố bên trong (phụ lục 1), tác giả xây dựng ma
trận đánh giá các yếu tố bên trong của CADIVI ở bảng 2.10.
Bảng 2.10: Ma trận IFE công ty CADIVI
Tên
biến Các yếu tố bên trong chủ yếu
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng
1 Năng lực ban lãnh đạo 0.14 4 0.56
2 Hệ thống đại lý phân phối rộng khắp 0.11 3 0.33
3 Sản phẩm có chất lượng, uy tín 0.11 3 0.33
4 Thương hiệu mạnh 0.11 3 0.33
5 Chi phí tài chính cao do sử dụng nhiều vốn vay
0.08 2 0.16
6 Thị phần lớn 0.12 3 0.36
7 Thị phần miền Bắc và miền Trung nhỏ 0.09 2 0.18
8 Công nghệ chưa đồng bộ 0.08 2 0.16
9 R&D sản phẩm mới còn yếu 0.08 2 0.16
10 Giá thành sản xuất cao 0.08 2 0.16
Tổng cộng 1.00 2.73
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng là 2.73 điểm cho thấy các yếu tố bên trong của CADIVI ở mức độ trung bình, cịn nhiều điểm yếu mà CADIVI phải có giải pháp trong thời gian tới để giảm giá thành sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh, có hình thức huy động vốn để giảm bớt áp lực chi phí tài
chính, chú trọng vào mảng nghiên cứu các sản phẩm, công nghệ sản xuất mới ở các
nước phát triển, xây dựng chiến lược mở rộng thị trường miền Bắc và miền Trung. Bên cạnh đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy điểm mạnh của CADIVI như: Năng lực ban lãnh đạo là tuyệt vời đã đưa ra những chính sách kinh doanh hồn hảo giúp cho thành công của công ty, chiếm thị phần lớn, có hệ thống phân phối rộng khắp, sản phẩm có chất lượng cao và uy tín, thương hiệu mạnh.
Tóm tắt chương 2
Qua phân tích tác động các yếu tố mơi trường bên ngồi, các yếu tố môi trường bên trong của công ty Cadivi và tham khảo ý kiến các chuyên gia, chúng ta rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty như sau:
Những điểm mạnh: Cơng ty có ban lãnh đạo có năng lực tốt; có thương hiệu
mạnh; sản phẩm đạt chất lượng cao và uy tín; có hệ thống đại lý phân phối rộng khắp; thị phần lớn.
Những điểm yếu: Giá thành sản xuất cao; chi phí tài chính cao do sử dụng nhiều vốn vay; R&D sản phẩm mới cịn yếu; cơng nghệ chưa đồng bộ; thị phần miền Bắc và miền Trung nhỏ.
Những cơ hội: Tốc độ tăng trưởng GDP cao; nền kinh tế Việt Nam ổn định
và phát triển; ngành dây cáp điện đang phát triển nhanh; nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đang gia tăng; sự suy yếu của đối thủ do suy thoái kinh tế kéo dài.
Những nguy cơ: Biến động giá nguyên liệu đầu vào vẫn là mối quan tâm
hàng đầu; tỷ giá hối đối khơng ổn định; suy thoái kinh tế khủng hoảng kinh tế; sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ; cạnh tranh với hàng nhập lậu, trốn thuế, hàng giá rẻ kém chất lượng.
Chương 3:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CADIVI ĐẾN NĂM 2020
Mục đích của chương này là phân tích ma trận SWOT phục vụ cho quá trình hình thành các chiến lược của Cơng ty thơng qua phân tích ma trận QSPM, giúp cho chúng ta lựa chọn được các chiến lược tối ưu nhất để có thể tiến hành thực thi chiến lược ở giai đoạn tiếp theo.
3.1 Dự báo các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đến năm 2020
3.1.1 Dự báo chung
Hiện thế giới chưa thốt khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu và phải mất nhiều năm nữa mới có thể hồi phục. Điều thấy rõ nhất từ cuộc khủng hoảng lần này
là đà tăng trưởng của thế giới đã chậm lại. Trong báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới (WEO) của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF công bố ngày 17/4/2012 cho rằng nhóm 5 nước ASEAN (gọi tắt là ASEAN-5) gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia
và Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong những năm tới. Dự báo có tỷ lệ tăng
trưởng năm 2012 là 5,4% và sang năm lên 6,2%. Năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng của
ASEAN-5 chỉ đạt 4,5%. IMF cho rằng, mặc dù bị tác động không nhỏ bởi kim ngạch xuất khẩu giảm sút trong năm trước, nhưng bù lại, nhu cầu tiêu thụ nội địa tại các quốc gia này đã tăng mạnh, đặc biệt là ở Indonesia. Trong số 5 nước ASEAN được
IMF đánh giá, Thái Lan được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh hơn, nhờ chính sách linh
hoạt hóa tiền tệ và các ưu đãi thuế khóa sau nạn lụt. Philippines là nước tăng trưởng chậm nhất trong năm nước. Cụ thể, tăng trưởng GDP của Philippines năm 2012 là 4,2%, trong khi Indonesia 6,1%, Việt Nam 5,6%, Thái Lan 5,5%, Malaysia 4,4%. Sang 2013, Thái Lan sẽ vượt lên ở mức 7,5%, Indonesia 6,6%, Việt Nam 6,3%,
Malaysia và Philippines cùng 4,7%. Năm 2017 tăng trưởng GDP của Việt Nam là
7.5% cao nhất trong nhóm ASEAN-5.
Cũng theo IMF, do tốc độ hoạt động kinh tế của khu vực đã chậm lại và dòng vốn giảm, áp lực lạm phát suy yếu và tăng trưởng tín dụng chậm lại. Lạm phát trong khu vực dự kiến sẽ giảm từ 5% năm 2011 xuống dưới 4% năm 2012 và 3,5% năm
2013. Tổ chức này khuyến cáo, các nước châu Á cần tập trung đẩy mạnh an sinh xã
hội và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, các nước này phải chú ý cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm bớt lệ thuộc vào xuất khẩu.
3.1.2 Dự báo xu hướng phát triển thị trường
Thị trường sẽ phải mất vài năm nữa mới hồi phục, kéo theo các ngành kinh tế sẽ phát triển, trong đó ngành sản xuất dây và cáp điện sẽ phát triển cùng với thị
trường xây dựng và các ngành sản xuất công nghiệp.
Nhu cầu dây cáp điện của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 mà Ban chấp hành Trung ương đã xác định: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Trong 10 năm tới, kim nghạch xuất khẩu dây cáp điện của Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sẽ tăng nhanh hơn nhập khẩu, vì vậy Việt Nam vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu dây cáp điện. Một số thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam trong khu vực Đơng Nam Á phải kể đến đó là Singapore, Campuchia và Philippines với mức tăng trưởng bình quân trong những năm qua lần lượt là 69%, 50%, 38%.
Khu vực Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất cũng như tăng trường nhanh nhất
trong 10 năm tới, trong đó Trung Quốc là quốc gia số 1 về xuất khẩu dây cáp điện.
Su hướng sử dụng ngày càng nhiều dây điện có chất lượng cao (thân thiện mơi trường, khơng chứa chì), có đặc tính kháng nước, chống thấm dọc, chống
cháy, phù hợp với môi trường nhiệt đới. Tiếp theo là, cùng với nhu cầu ngầm hoá