Yếu tố công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược công ty cổ phần dây cáp điện việt nam đến năm 2020 (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của CADIVI

2.2.1.3 Yếu tố công nghệ

Để duy trì sức cạnh tranh, cơng ty đang sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao. Nhu cầu sản phẩm công nghệ cao ngày càng được ưa chuộng địi hỏi cơng ty phải nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới hoặc có tính chất ưu việt hơn, tất nhiên đi đôi với đó là dây chuyền cơng nghệ sản xuất phải được đầu tư. Ngồi ra cơng ty cũng phải giám sát công nghệ mới của đối thủ cạnh tranh vì khơng có gì đảm bảo rằng cơng nghệ hiện thời của CADIVI sẽ không bị thay thế bởi công nghệ mới được phát triển bởi các đối thủ. Việc đổi mới cơng nghệ là tốn kém địi hỏi vốn đầu tư lớn, điều mà các doanh nghiệp nhỏ khó có cơ hội theo kip. Chính vì vậy đây lại là cơ hội cho những công ty có nguồn lực tài chính mạnh như Cadivi khấu hao nhanh máy móc để đổi mới cơng nghệ tạo điều kiện cho sản phẩm có giá thành rẻ hơn, chất lượng cao hơn.

2.2.2 Phân tích tác động của các yếu tố môi trường vi mô

2.2.2.1 Tổng quan ngành dây cáp điện Thế giới và Việt Nam

a/ Tổng quan về thị trường và ngành sản xuất dây cáp điện thế giới

Thị trường dây cáp điện thế giới tăng trưởng chậm trong thời kỳ 1999-2003

với mức tăng trung bình chỉ đạt 3% về giá trị và 4% về số lượng (UNCTAD/WTO (ITC) và Viettrade, 2005). Từ năm 2003 đến quý 4 của năm 2007 có một sự hồi phục

đáng kể. Tuy nhiên bắt đầu trong quý 4 năm 2007 tiếp tục đến nay, ngành này đối mặt với sự tăng trưởng chậm và âm ở một số thị trường trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu của ngành dây cáp điện thế giới năm 2009 đạt 68,2 tỷ USD, giảm mạnh tới 29% so với năm 2008, chủ yếu do suy thối kinh tế tồn cầu. Sự trì trệ trong hoạt động xây dựng, đặc biệt ở những thị trường bão hòa như Nam Mỹ và Châu Âu, và sự sụt giảm của ngành sản xuất ơ tơ tồn cầu đã tác động một phần nào tới doanh thu ngành dây và cáp điện (GIA, 2010).

Tình hình cầu thế giới thấp. Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất, tiếp theo là Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Mêhicơ và Pháp (xem Hình 2.1).

Hình 2.1: Các nước nhập khẩu dây cáp điện lớn nhất thế giới

Đơn vị tính: Tỷ USD

Cũng như vậy, nhu cầu sản phẩm dây cáp điện còn yếu ở một số ngành khác như viễn thông và thiết bị điện cũng làm giảm sự tăng trưởng của thị trường.

Các đại diện Châu Á - Thái Bình Dương, thị trường lớn nhất cũng như tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trước thời kỳ suy thối kinh tế tồn cầu năm 2008, dây và cáp điện Châu Á – Thái Bình Dương đã có sự tăng trưởng nhảy vọt trong khu vực xây dựng hạ tầng, năng lượng và viễn thông. Thị trường Dây cáp điện đã chứng kiến một sự suy giảm trong năm 2009 ở khu vực này và có thể hồi phục vào năm 2012 do sự gia tăng nhu cầu các sản phẩm dây cáp data, cáp viễn thông, đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Về xuất khẩu Trung quốc là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu dây điện và cáp điện với tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 12,9 tỷ USD, tiếp theo là Mỹ, Mexico và Đức (xem Hình 2.2). Năm 2008 Việt Nam xếp hạng 25 trên thế giới về xuất khẩu dây cáp điện ngang bằng với Thái Lan, nhưng năm 2009 Việt Nam đã vươn lên hạng

22 trên thế giới và vượt qua Thái Lan (xem Phụ lục 3).

Hình 2.2: Các nước xuất khẩu dây cáp điện lớn nhất thế giới

Đơn vị tính: Tỷ USD

b/ Tổng quan về ngành sản xuất dây cáp điện Viêt Nam

Cùng với tốc phát triển của ngành điện lực (bình quân 15%-20%/năm), ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam những năm gần đây cũng có bước phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu truyền tải, thơng tin liên lạc, điện khí hóa nơng thôn cũng như phục vụ cho các ngành khác trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.

Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ hiện đại của châu Âu, Hàn Quốc,

Nhật Bản và Đài Loan nên đa số sản phẩm dây và cáp điện của các doanh nghiệp này có chất lượng tốt, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, được thị trường chấp nhận. Theo

báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2011, năm 2009 ngành sản xuất dây cáp điện Việt Nam có 175 doanh nghiệp, trong đó nhóm doanh nghiệp Nhà nước chiếm 6,3% trong tổng số doanh nghiệp và có ROE bình quân cao nhất xấp xỉ đạt

9%, nhóm doanh nghiệp có vốn nước ngồi chiếm 30,9% và có ROE bình qn kém

nhất chỉ bằng -1% nhưng lại có tỷ lệ việc làm lớn nhất 76,4%, nhóm doanh nghiệp tư nhân chiếm nhiều nhất 62,8% và có ROE xấp xỉ 5% (xem Bảng 2.3).

Bảng 2.3 Phân loại doanh nghiệp ngành sản xuất dây cáp điện theo loại hình doanh nghiệp

Loại hình DN Tỷ lệ số DN Tỷ lệ tài sản Tỷ lệ việc làm

ROE bình quân

DN có vốn Nhà nước 6,3% 21,2% 7,4% 9,0%

DN có vốn nước ngồi 30,9% 45,7% 76,4% -1,0%

DN khu vực tư nhân 62,8% 33,1% 16,2% 5,0%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2011)

Cũng theo báo cáo này, năm 2009, nhóm ngành sản xuất dây cáp điện nhìn chung có kết quả kinh doanh khơng tốt, chỉ có nhóm doanh nghiệp có quy mơ vốn

trên 100 tỷ (32 doanh nghiệp) là có kết quả kinh doanh tốt hơn xét theo cả hai tiêu chí

ROE và tỷ lệ doanh nghiệp bị thua lỗ (Phụ lục 5). Mặc dù hiện nhóm doanh nghiệp có vốn nước ngồi có kết quả kinh doanh kém, nhưng họ lại nhận được hỗ trợ nhiều về vốn và công nghệ từ tập đoàn ở nước ngoài cho nên việc cạnh tranh với nhóm này dự báo là sẽ rất gay gắt, ngồi ra các doanh nghiệp trong nước cịn phải cạnh tranh

với những sản phẩm được nhập vào Việt Nam cả hàng chính thức và hàng nhập lậu từ

các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines..., từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... đồng thời sự xuất hiện ngày càng nhiều hàng giả, hàng nhái tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh mà theo kết quả của

cuộc khảo sát thị trường dây điện do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng thực hiện cho thấy, đến 75% số mẫu không đạt chất lượng là một minh chứng.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện trong nước cịn rất lớn và có tiềm

năng phát triển cao (theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện trong nước có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong

nước, cịn lại là 30% nhập khẩu từ nước ngồi), thì nhu cầu sử dụng sản phẩm này để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trên thế giới cũng rất lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc … đây là cơ hội tốt cho các công ty trong ngành để gia tăng thị trường xuất khẩu (với mức tăng trưởng bình quân từ 30%-47%/năm, năm 2010 đạt

1,3 tỷ USD/năm và tăng 47% so với năm 2009). Sản lượng xuất khẩu nhiều nhất là

dây điện dùng cho ô tô (Theo Bộ Công Thương xuất khẩu sang thị trường Nhật

chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu do một số doanh nghiệp Nhật đầu tư và sản xuất tại

Việt Nam).

Hình 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu dây cáp điện Việt Nam (2005-2009)

Đơn vị tính: Triệu USD

(Nguồn: Tổng hợp từ ITC và United Nation Commodity Trade Statistics Database)

Tuy vậy, có một thực tế là phần lớn thị trường xuất khẩu đang thuộc về các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sản phẩm quyết định sự phát triển của ngành dây và cáp điện là sản phẩm công nghiệp, dây cáp dùng làm đường dây dẫn

trong các tòa nhà cao tầng, chứ không phải phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô.

Nhật bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam với mức 641 triệu USD năm 2009 (chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu), tiếp theo là Mỹ, Hàn Quốc.

Trong khi một số thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam có phần tăng trưởng

chậm lại thậm chí là âm thì thị trường Singapore, Campuchia và Philippines lại

có được mức tăng trưởng xuất khẩu rất ấn tượng với mức tăng trưởng bình quân

giai đoạn 2007-2009 lần lượt là 69%, 50%, 38% (xem Hình 2.4).

Hình 2.4: Thị trường xuất khẩu dây cáp điện của Việt Nam

Đơn vị tính: Triệu USD

(Nguồn: United Nation Commodity Trade Statistics Database)

Những năm qua Việt nam cũng nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm dây cáp điện từ các thị trường Nhật Bản với mức kim ngạch từ 114 triệu USD năm

2007 lên 154 triệu USD năm 2008 và giảm trong năm 2009 chỉ cịn 99 triệu USD.

Ngồi ra giá trị nhập khẩu từ Trung quốc cũng đang tăng lên rất nhanh (tăng 48%

so với năm 2008) và đạt mức 145 triệu USD năm 2009, tiếp theo là nhập khẩu từ

các nước như Thái Lan, Hàn Quốc... (Hình 2.5).

Hình 2.5: Thị trường nhập khẩu dây cáp điện của Việt Nam

Đơn vị tính: Triệu USD

(Nguồn: United Nation Commodity Trade Statistics Database)

2.2.2.2 Thị trường tiêu thụ và khách hàng

Do đặc thù của ngành sản xuất dây cáp điện có liên quan đến an tồn cháy nổ, chập điện nên khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có uy tín, tính an tồn cao nên sản phẩm của CADIVI được khách hàng tin dùng và rất trung thành với sản phẩm. Có thể nói trị trường tiêu thụ của CADIVI được chia làm ba loại sản phẩm chủ yếu phân phối cho ba đối tượng khách hàng gồm: thứ nhất sản phẩm dây điện dân dụng sử dụng cho các hộ gia đình, các cơng trình dân dụng. Thứ hai là dây cáp điện sử dụng cho ngành công nghiệp, mạng lưới điện quốc gia, các công ty

điện lực. Thứ ba là sản phẩm dây dẫn điện sử dụng trong ngành công nghệ cao như ô

tô, xe máy, thiết bị công nghiệp.

Theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tại các kỳ họp Đại hội đồng Cổ đơng hàng năm thì hiện nay CADIVI chủ trương phát triển trên ba thị trường quan trọng là thị trường dự án, thị trường xuất khẩu và thị trường nền:

- Thị trường dự án: Cơng ty đã có mối quan hệ truyền thống với các khách

hàng thân thuộc tại các tỉnh, thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình

Dương, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, …

- Thị trường xuất khẩu: Xuất khẩu cho các khách hàng ở thị trường Mỹ, Lào, Campuchia, Myanmar.

- Thị trường nền: Bao gồm đại lý, khách hàng xây dựng, xây lắp công nghiệp, ... đây là thị trường được CADIVI xác định là căn bản nhất cho sự tồn tại và phát

triển của Công ty trong mọi hoàn cảnh. Doanh thu từ thị trường này chiếm tỷ trọng

60% trong tổng doanh thu của CADIVI.

2.2.2.3 Nhà cung cấp

Nguồn cung cấp nguyên liệu cho CADIVI là khá ổn định do có mối quan hệ tốt đẹp hàng chục năm qua với các nhà cung cấp, những cơng ty có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Nguyên vật liệu để sản xuất ra dây cáp điện chiếm chủ yếu là đồng nguyên chất (chiếm 85%), 6% nhôm, 7% hạt nhựa và 2% là nguyên vật liệu khác đều mua chủ yếu từ các doanh nghiệp trong nước, nhôm chủ yếu nhập khẩu từ Singapore. Tuy nhiên tài nguyên là có hạn, các mỏ đồng khai thác trong tương lai cũng sẽ cạn kiệt, vì thế nguồn cung ứng nguyên liệu này sẽ khan hiếm và đắt đỏ hơn.

Giá đồng và nhôm được công ty theo dõi sát sao trên sàn giao dịch London

Metal Exchange (“LME”) và COMEX để có kế hoạch mua và dự trữ nguyên liệu ở

mức hợp lý. Trong suốt những năm vừa qua giá đồng tồn cầu có lịch sử giá thay đổi thất thường như quý 2 năm 2008 mức giá bình quân là 8.377,61 USD/tấn nhưng sang đến quý 4 năm 2008 giá đồng giảm rất nhanh và rớt xuống mức thấp nhất là 3.858,11

USD/tấn rồi lên lại và thiết lập đỉnh mới vào quý 1 năm 2011 tương ứng với mức giá bình quân là 9.500 USD/tấn (Hình 2.6), (xem thêm phụ lục 4).

Hình 2.6 Đồ thị giá kim loại đồng từ 1/2008 – 10/2011

Nguồn: The London Metal Exchange (www.lme.com) 2.2.2.4 Đối thủ cạnh tranh và ma trận hình ảnh cạnh tranh

Theo số liệu của báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp 2011 và

phân tích tổng hợp thơng tin của tác giả, năm 2009 Việt Nam có khoảng 175 nhà sản xuất dây và cáp điện lớn, nhỏ phân bổ chủ yếu ở một số thành phố lớn như Tp.Hồ

Chí Minh, Bình Dương, Hà nội, Hưng Yên, Bắc Giang có thể chia thành nhóm những cơng ty sau:

Nhóm các cơng ty thuộc DNNN và Bộ Quốc Phịng (chiếm 6,3%):

Cơng ty CP Cơ Điện Trần Phú; Công ty Thiết bị Điện Đơng Anh; Xí nghiệp Vật Liệu Cách Điện Hải Phịng (Sicadi); Cơng ty Elmaco (Bộ Cơng Thương); Cơng ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện, …

Nhóm các doanh nghiệp tư nhân và Cổ phần tư nhân (chiếm 62,8%):

Công ty Tân Cường Thành; Công ty TNHH Đại Long; Công ty TNHH Tân Nghệ Nam; Công ty TNHH Liên Đạt; Công ty Thịnh Phát; Công ty Kiện Năng; Lioa; Tự Cường; Hồng Sơn, …

Nhóm các cơng ty 100% vốn nước ngoài và liên doanh với nước ngồi (chiếm 30,9%):

Cơng ty Taya Việt Nam (Đài loan), Công ty Evertop (Đài Loan), LS-Vina (Hàn Quốc), Hanaka, Nexans-Lioa (Nexsan Pháp và Lioa), Liên doanh TSC (Taihan

Hàn Quốc và Sacom)...

Tuy nhiên các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực sản xuất, quy mơ và cơng nghệ

vốn đã vững vàng trên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược của CADIVI thì có 3 doanh nghiệp điển hình sau:

Cơng ty Cổ phần Dây Cáp Điện Taya Việt Nam:

Là thành viên của Tập đồn Dây và Cáp điện TAYA, trong đó, cơng ty CPHH

Dây và Cáp điện Đại Á nắm 60% cổ phần, công ty CPHH Dây và Cáp điện Đại Triển

nắm 20% cổ phần. Cơ cấu tổ chức của cơng ty gồm Trụ sở chính (bao gồm nhà máy) tại Khu Cơng nghiệp Biên Hồ II - Đồng Nai, Chi nhánh (bao gồm nhà máy) đặt tại Hải Dương, Văn phòng liên lạc đặt tại TP. HCM.

Sản phẩm của công ty gồm dây điện, dây điện từ, cáp điện, dây thông tin, cáp

thông tin, cáp điều khiển, dây dùng trong ô tô và dây đồng trần đơn và xoắn. Nguyên liệu chính của cơng ty sử dụng là đồng tấm cathod, hạt nhựa (PVC, XLPE,..), sơn

vecni cách điện và các nguyên liệu phục khác như trục gỗ, cốt vít, ...

Nguyên liệu chủ yếu được cung cấp bởi các công ty nước ngồi trong đó có các công ty của Đức, Australia, Indonexia, Hồng Kông, Đài Loan. Đối với nguyên liệu chính là đồng, cơng ty nhập khẩu thông qua Taya Đài Loan, giá cả được chốt

căn cứ theo giá thị trường kim loại Luân Đôn.

Các sản phẩm của công ty sản xuất ra được đưa vào tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, trong đó, xuất khẩu chiếm khoảng 8-10% tổng sản lượng. Công ty chủ yếu chú trọng vào các sản phẩm dây và cáp điện dùng trong mạng hạ thế với khả năng truyền tải cho điện áp từ 600-1.000V do hiện nay dung lượng thị trường tiêu thụ này rất lớn.

Cơng ty có trình độ cơng nghệ, kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt dựa trên nền tảng kế thừa công nghệ, kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng của Taya Đài Loan (với kinh nghiệm trên 50 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện).

Hiện tại, Taya Việt Nam là một trong số các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất dây và cáp điện ở Việt Nam, đến hết năm 2010 Taya có vốn điều lệ:

279 tỷ đồng, tổng tài sản: 785 tỷ đồng, doanh thu năm 2010 là 1.095 tỷ đồng.

Mục tiêu chiến lược phát triển của công ty: Đưa Taya Việt Nam trở thành nhà sản xuất dây và cáp điện hàng đầu tại Việt Nam, sản phẩm đạt chất lượng cao, đủ khả

năng thay thế hàng nhập khẩu. Mở rộng thị trường nội địa, chiếm 20% thị phần sản xuất dây cáp điện trong nước. Tăng cường doanh thu xuất khẩu đạt trên 10%/năm.

Phát triển thương hiệu Taya lớn mạnh trên thị trương Việt Nam và khu vực.

(http://www.taya.com.vn).

Công ty Cổ phần Cơ Điện Trần Phú (TRAFUCO)

Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở xây dựng Hà Nội được thành lập từ năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược công ty cổ phần dây cáp điện việt nam đến năm 2020 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)