7. Kết cấu của luận văn
2.2 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của CADIVI
2.2.2.1 Tổng quan ngành dây cáp điện Thế giới và Việt Nam
a/ Tổng quan về thị trường và ngành sản xuất dây cáp điện thế giới
Thị trường dây cáp điện thế giới tăng trưởng chậm trong thời kỳ 1999-2003
với mức tăng trung bình chỉ đạt 3% về giá trị và 4% về số lượng (UNCTAD/WTO (ITC) và Viettrade, 2005). Từ năm 2003 đến quý 4 của năm 2007 có một sự hồi phục
đáng kể. Tuy nhiên bắt đầu trong quý 4 năm 2007 tiếp tục đến nay, ngành này đối mặt với sự tăng trưởng chậm và âm ở một số thị trường trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu của ngành dây cáp điện thế giới năm 2009 đạt 68,2 tỷ USD, giảm mạnh tới 29% so với năm 2008, chủ yếu do suy thối kinh tế tồn cầu. Sự trì trệ trong hoạt động xây dựng, đặc biệt ở những thị trường bão hòa như Nam Mỹ và Châu Âu, và sự sụt giảm của ngành sản xuất ơ tơ tồn cầu đã tác động một phần nào tới doanh thu ngành dây và cáp điện (GIA, 2010).
Tình hình cầu thế giới thấp. Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất, tiếp theo là Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Mêhicơ và Pháp (xem Hình 2.1).
Hình 2.1: Các nước nhập khẩu dây cáp điện lớn nhất thế giới
Đơn vị tính: Tỷ USD
Cũng như vậy, nhu cầu sản phẩm dây cáp điện còn yếu ở một số ngành khác như viễn thông và thiết bị điện cũng làm giảm sự tăng trưởng của thị trường.
Các đại diện Châu Á - Thái Bình Dương, thị trường lớn nhất cũng như tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trước thời kỳ suy thối kinh tế tồn cầu năm 2008, dây và cáp điện Châu Á – Thái Bình Dương đã có sự tăng trưởng nhảy vọt trong khu vực xây dựng hạ tầng, năng lượng và viễn thông. Thị trường Dây cáp điện đã chứng kiến một sự suy giảm trong năm 2009 ở khu vực này và có thể hồi phục vào năm 2012 do sự gia tăng nhu cầu các sản phẩm dây cáp data, cáp viễn thông, đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Về xuất khẩu Trung quốc là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu dây điện và cáp điện với tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 12,9 tỷ USD, tiếp theo là Mỹ, Mexico và Đức (xem Hình 2.2). Năm 2008 Việt Nam xếp hạng 25 trên thế giới về xuất khẩu dây cáp điện ngang bằng với Thái Lan, nhưng năm 2009 Việt Nam đã vươn lên hạng
22 trên thế giới và vượt qua Thái Lan (xem Phụ lục 3).
Hình 2.2: Các nước xuất khẩu dây cáp điện lớn nhất thế giới
Đơn vị tính: Tỷ USD
b/ Tổng quan về ngành sản xuất dây cáp điện Viêt Nam
Cùng với tốc phát triển của ngành điện lực (bình quân 15%-20%/năm), ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam những năm gần đây cũng có bước phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu truyền tải, thông tin liên lạc, điện khí hóa nơng thơn cũng như phục vụ cho các ngành khác trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ hiện đại của châu Âu, Hàn Quốc,
Nhật Bản và Đài Loan nên đa số sản phẩm dây và cáp điện của các doanh nghiệp này có chất lượng tốt, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, được thị trường chấp nhận. Theo
báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2011, năm 2009 ngành sản xuất dây cáp điện Việt Nam có 175 doanh nghiệp, trong đó nhóm doanh nghiệp Nhà nước chiếm 6,3% trong tổng số doanh nghiệp và có ROE bình qn cao nhất xấp xỉ đạt
9%, nhóm doanh nghiệp có vốn nước ngồi chiếm 30,9% và có ROE bình quân kém
nhất chỉ bằng -1% nhưng lại có tỷ lệ việc làm lớn nhất 76,4%, nhóm doanh nghiệp tư nhân chiếm nhiều nhất 62,8% và có ROE xấp xỉ 5% (xem Bảng 2.3).
Bảng 2.3 Phân loại doanh nghiệp ngành sản xuất dây cáp điện theo loại hình doanh nghiệp
Loại hình DN Tỷ lệ số DN Tỷ lệ tài sản Tỷ lệ việc làm
ROE bình qn
DN có vốn Nhà nước 6,3% 21,2% 7,4% 9,0%
DN có vốn nước ngồi 30,9% 45,7% 76,4% -1,0%
DN khu vực tư nhân 62,8% 33,1% 16,2% 5,0%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2011)
Cũng theo báo cáo này, năm 2009, nhóm ngành sản xuất dây cáp điện nhìn chung có kết quả kinh doanh khơng tốt, chỉ có nhóm doanh nghiệp có quy mơ vốn
trên 100 tỷ (32 doanh nghiệp) là có kết quả kinh doanh tốt hơn xét theo cả hai tiêu chí
ROE và tỷ lệ doanh nghiệp bị thua lỗ (Phụ lục 5). Mặc dù hiện nhóm doanh nghiệp có vốn nước ngồi có kết quả kinh doanh kém, nhưng họ lại nhận được hỗ trợ nhiều về vốn và cơng nghệ từ tập đồn ở nước ngồi cho nên việc cạnh tranh với nhóm này dự báo là sẽ rất gay gắt, ngoài ra các doanh nghiệp trong nước còn phải cạnh tranh
với những sản phẩm được nhập vào Việt Nam cả hàng chính thức và hàng nhập lậu từ
các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines..., từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... đồng thời sự xuất hiện ngày càng nhiều hàng giả, hàng nhái tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh mà theo kết quả của
cuộc khảo sát thị trường dây điện do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng thực hiện cho thấy, đến 75% số mẫu không đạt chất lượng là một minh chứng.
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện trong nước còn rất lớn và có tiềm
năng phát triển cao (theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện trong nước có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong
nước, còn lại là 30% nhập khẩu từ nước ngồi), thì nhu cầu sử dụng sản phẩm này để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trên thế giới cũng rất lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc … đây là cơ hội tốt cho các công ty trong ngành để gia tăng thị trường xuất khẩu (với mức tăng trưởng bình quân từ 30%-47%/năm, năm 2010 đạt
1,3 tỷ USD/năm và tăng 47% so với năm 2009). Sản lượng xuất khẩu nhiều nhất là
dây điện dùng cho ô tô (Theo Bộ Công Thương xuất khẩu sang thị trường Nhật
chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu do một số doanh nghiệp Nhật đầu tư và sản xuất tại
Việt Nam).
Hình 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu dây cáp điện Việt Nam (2005-2009)
Đơn vị tính: Triệu USD
(Nguồn: Tổng hợp từ ITC và United Nation Commodity Trade Statistics Database)
Tuy vậy, có một thực tế là phần lớn thị trường xuất khẩu đang thuộc về các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sản phẩm quyết định sự phát triển của ngành dây và cáp điện là sản phẩm công nghiệp, dây cáp dùng làm đường dây dẫn
trong các tòa nhà cao tầng, chứ không phải phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô.
Nhật bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam với mức 641 triệu USD năm 2009 (chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu), tiếp theo là Mỹ, Hàn Quốc.
Trong khi một số thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam có phần tăng trưởng
chậm lại thậm chí là âm thì thị trường Singapore, Campuchia và Philippines lại
có được mức tăng trưởng xuất khẩu rất ấn tượng với mức tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2007-2009 lần lượt là 69%, 50%, 38% (xem Hình 2.4).
Hình 2.4: Thị trường xuất khẩu dây cáp điện của Việt Nam
Đơn vị tính: Triệu USD
(Nguồn: United Nation Commodity Trade Statistics Database)
Những năm qua Việt nam cũng nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm dây cáp điện từ các thị trường Nhật Bản với mức kim ngạch từ 114 triệu USD năm
2007 lên 154 triệu USD năm 2008 và giảm trong năm 2009 chỉ còn 99 triệu USD.
Ngoài ra giá trị nhập khẩu từ Trung quốc cũng đang tăng lên rất nhanh (tăng 48%
so với năm 2008) và đạt mức 145 triệu USD năm 2009, tiếp theo là nhập khẩu từ
các nước như Thái Lan, Hàn Quốc... (Hình 2.5).
Hình 2.5: Thị trường nhập khẩu dây cáp điện của Việt Nam
Đơn vị tính: Triệu USD
(Nguồn: United Nation Commodity Trade Statistics Database)