Các giải pháp đối với thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược công ty cổ phần dây cáp điện việt nam đến năm 2020 (Trang 73 - 75)

7. Kết cấu của luận văn

3.3 Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của CADIVI

3.3.1.2 Các giải pháp đối với thị trường xuất khẩu

Việc xuất khẩu cho phép CADIVI mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên để xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngồi địi hỏi công ty phải nỗ lực rất lớn vận dụng và phát huy từ mọi nguồn lực như đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới cho sản xuất, tận dụng được nguồn nhân lực trong nước, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Ngồi ra, cần phải tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức quảng cáo giới

thiệu các mặt hàng của công ty ra thị trường nước ngoài để từng bước tiến tới làm chủ thị trường. Việc thiết lập văn phòng đại diện của CADIVI ở nước ngoài cũng cần cân nhắc bởi công ty thiếu các thông tin về giá cả, thị hiếu và các thông số khác của thị trường hoặc chỉ biết sơ qua nhờ các phương tiện thông tin đại chúng. Văn phịng

đại diện ở nước ngồi sẽ thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cung cấp các thông tin về

thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty...và dự báo những biến đổi bao gồm cả cơ hội và rủi ro trong tương lai tại thị trường, để Cơng ty có những xử lý

Theo báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2011-2012 của Cục Xúc tiến Thương Mại (Viettrade) – Bộ Cơng Thương thì việc lựa chọn mở rộng kênh phân phối được các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện qua các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối, các nhà

buôn và các đại lý là chủ yếu. Điều này phản ánh năng lực cũng như thiếu kỹ năng và

kiến thức cần thiết để thâm nhập thị trường nước ngồi. Các hình thức xúc tiến bán

hàng khác như bán hàng trực tiếp, bán qua điện thoại hoặc truyền hình ... là các hình

thức thúc đẩy doanh số bán trực tiếp tại thị trường nước ngồi thì hạn chế áp dụng. Vì vậy trong những năm tới để mở rộng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài Cơng ty một khoản đầu tư và tính tốn kỹ năng lực tài chính và trình độ quản lý của mình cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng:

* Về xuất khẩu trực tiếp:

- Địi hỏi cơng ty phải trực tiếp bán sản phẩm của mình ra nước ngồi và phải

đảm trách toàn bộ hoạt động marketing, sản phẩm, thị trường, kênh phân phối ... vì vậy trong thời gian tới công ty cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng kế hoạch phủ sóng

thương hiệu CADIVI ở các thị trường mà CADIVI đã xâm nhập ở nước ngoài, đăng

ký thương hiệu CADIVI theo thỏa ước Madrid.

- Cần tiếp tục nghiên cứu duy trì hợp lý thị trường xuất khẩu trực tiếp sang thị

trường Mỹ như hiện nay (nước nhập khẩu dây cáp điện lớn nhất thế giới) và phát

triển thêm các thị trường Singapore, Campuchia và Philippines (nhóm có mức

tăng trưởng xuất khẩu rất ấn tượng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn

2007-2009 lần lượt là 69%, 50%, 38%).

- Cần nâng cao chất lượng tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế nhằm tranh thủ giới thiệu, bán sản phẩm trực tiếp ra nước ngoài.

* Về xuất khẩu gián tiếp:

- Đối với các thị trường phương thức xuất khẩu trực tiếp không khả thi thì CADIVI có thể xuất khẩu gián tiếp thơng qua nhiều hình thức mà vẫn đảm bảo đưa được sản phẩm ra nước ngoài thông qua các công ty quản lý xuất khẩu, thông qua các khách hàng nước ngồi, qua uỷ thác xuất khẩu, qua mơi giới xuất khẩu, qua hãng buôn xuất khẩu.

- Thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại tại các quốc gia mà CADIVI muốn xâm nhập để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

- Một mặt phải nghiên cứu kỹ càng luật pháp quốc tế và pháp luật tại những

thị trường CADIVI muốn xâm nhập để tránh những rắc rối khơng đáng có và đối phó với những vụ kiện chống bán phá giá hay những biện pháp trừng phạt thương mại mà đa số các doanh nghiệp của Việt nam đang loay hoay chưa có biện pháp để đối phó

khi sự việc xảy ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược công ty cổ phần dây cáp điện việt nam đến năm 2020 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)