Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 100 - 111)

bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới CSTT đa mục tiêu của Việt Nam trong suốt một thời gian dài với kỳ vọng vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng,

3.6.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, trong thời gian tới, NHNN vẫn tiếp tục giữ vững quan điểm điều

hành CSTT chặt chẽ, thận trọng; sử dụng chủ động, linh hoạt và hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khoá nhằm bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán hợp lý để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý.

Thứ hai, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt

động của các TCTD, đặc biệt là các NHTM chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các TCTD ở nước ta trong việc tuân thủ các quy định về tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, vàng, phòng chống rửa tiền,…vì hệ thống TCTD đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển.

NHNN cần có những biện pháp xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm của các TCTD gây ảnh hưởng đến biến động của nền kinh tế như các hành vi lách luật tinh vi để chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng.

NHNN kiểm soát chặt chẽ mức tăng tín dụng và chất lượng tín dụng ở các NHTM để phòng ngừa rủi ro tín dụng ở các ngân hàng, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả và lành mạnh.

Thứ ba, NHNN tiếp tục triển khai chương trình cơ cấu lại hệ thống ngân

hàng và các TCTD khác dưới hình thức là sáp nhập, hợp nhất. Đây là cách để tạo lập các ngân hàng có quy mô đủ lớn để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả, giảm những ngân hàng hoạt động quy mô nhỏ, không hiệu quả và đang gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục rà soát, đánh giá lại các ngân hàng để tiếp tục thực hiện tiến trình tái cơ cấu lại ngân hàng theo hướng xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh, an toàn và hiệu quả, phục vụ tốt cho nền kinh tế.

Thứ tư, các chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, NHNN liên quan đến điều

hành CSTT phải được NHNN lên kế hoạch thông tin để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến dân chúng qua trang thông tin điện tử của NHNN Việt Nam, phối hợp với các cơ quan truyền thông để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cho dân chúng hiểu. NHNN cần công bố kịp thời, đầy đủ các thông tin, số liệu về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo đúng quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-NHNN ngày 11/11/2011 quy định việc công bố và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thứ năm, đô la hóa có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, nhất là khi

nền kinh tế đang trong giai đoạn lạm phát cao thì nó sẽ góp phần phá vỡ lòng tin đối với đồng bản tệ. Đồng thời, đô la hoá làm cho điều hành CSTT trong nước phụ thuộc nhiều vào CSTT của nước ngoài, việc điều hành CSTT của NHNN trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, NHNN cần có những biện pháp, kế hoạch cụ thể để chống lại tình trạng đô la hóa.

NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá theo hướng tăng lợi ích nắm giữ VND để khuyến khích sử dụng đồng nội tệ, hạn chế sử dụng ngoại tệ. Chẳng hạn như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ cao hơn nhiều

so với dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi nội tệ, quy định mức phí đổi tiền cao để người dân hạn chế nắm giữ ngoại tệ, chuyển sang nắm giữ VND, lãi suất huy động vốn VND phải cao hơn lãi suất huy động vốn ngoại tệ đã quy đổi để khuyến khích người dân chuyển sang đồng nội tệ để gửi tiền với lãi suất cao hơn.

NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khác để quản lý ngoại hối, đảm bảo trên đất Việt Nam chỉ dùng tiền Việt Nam để thanh toán, chi tiêu. Đồng thời, phải có những quy định cụ thể về xử lý vi phạm đối với trường hợp không tuân thủ đúng quy định về quản lý ngoại hối.

NHNN cần đánh giá, chỉ rõ những giải pháp nào đã thực hiện, giải pháp nào chưa thực hiện, nguyên nhân tại sao để từ đó có những giải pháp xử lý phù hợp trong thời gian tới. Đồng thời, NHNN tổng hợp tình hình thực hiện theo định kỳ hàng năm báo cáo với Chính phủ.

Thứ sáu, xử lý nợ xấu ở các TCTD nhằm tạo điều kiện cho các TCTD mở

rộng tín dụng với lãi suất hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các TCTD. Để xử lý vấn đề nợ xấu, NHNN cần hướng vào:

NHNN cần rà soát và đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi nợ của các khoản nợ xấu của khách hành ở các TCTD để có biện pháp xử lý. Đối với những khách hàng đang gặp khó khăn nhất thời trong quá trình sản xuất kinh doanh, NHNN có thể xem xét, đánh giá, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng đó để tiếp tục hỗ trợ vốn cho khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện cơ cấu lại nợ. NHNN cũng có thể xem xét yêu cầu các TCTD bán các khoản nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản có biện pháp xử lý. Đối với những khoản nợ có tài sản đảm bảo và đã quá thời hạn quy định thì cần xúc tiến xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

NHNN cần sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. NHNN tăng mức trích lập dự phòng để sử dụng xử lý nợ và kéo dài khoảng thời gian chuyển nhóm nợ nhằm giảm áp lực cho

khách hàng trong việc trả nợ trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

 NHNN tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các TCTD, từ đó có thể sớm phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc,…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để.

Đối với khách hàng vay phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh; chủ động, tích cực phối hợp với tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh; chủ động phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu; tham gia tích cực vào các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương triển khai.

Kết luận chương 3

Dựa trên thực trạng điều hành CSTT của NHNN trong thời gian qua và phân tích điều kiện áp dụng CSTT LPMT vào Việt Nam ở chương 2. Chương 3 của luận văn đã đề xuất những giải pháp ứng dụng CSTT với LPMT ở Việt Nam trong thời gian tới.

Những giải pháp nhằm hoàn thiện các điều kiện cơ bản cho việc áp dụng CSTT LPMT như: NHNN phải có sự độc lập nhất định trong việc hoạch định và điều hành CSTT, không bị chi phối bởi các chính sách khác của Chính phủ; NHNN có trách nhiệm cam kết thực hiện CSTT theo đúng mục tiêu đã đưa ra và giải trình minh bạch trước công chúng; nâng cao năng lực điều hành CSTT của NHNN; phát triển, hoàn thiện trình độ công nghệ thông tin để nâng cao khả năng thu thập số liệu và mô hình dự báo đáng tin cậy.

Đồng thời, luận văn cũng đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả điều hành CSTT của NHNN, đó là những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng của các công cụ CSTT; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành; đặc biệt phối hợp CSTT với chính sách tài khóa vì đây là hai bộ phận của hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Ngoài ra, luận văn cũng kiến nghị với Chính phủ và NHNN các giải pháp nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho CSTT LPMT được áp dụng hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

CSTT với LPMT là CSTT mà NHTW chỉ xây dựng một mục tiêu lạm phát và sử dụng các công cụ của mình để đạt được mục tiêu đó. CSTT LPMT khác với CSTT truyền thống ở chỗ trong quá trình điều hành nó bắt đầu từ các công cụ CSTT tác động đến mục tiêu hoạt động và tác động thẳng đến mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát, mục tiêu trung gian được bỏ qua. CSTT với LPMT bắt nguồn từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển là New Zealand, Canada, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Úc, Na Uy và ngày càng lan rộng sang các nước khác do những ưu việt của chính sách này trong việc kiểm soát lạm phát. Việt Nam cũng đang phấn đấu để thực hiện CSTT LPMT trong thời gian tới, khi các điều kiện cơ bản để áp dụng CSTT LPMT đã được thỏa mãn.

Vì vậy, để phân tích khả năng áp dụng CSTT với lạm phát mục tiêu ở Việt Nam, luận văn đã đề cập các nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống một cách khái quát lý luận về CSTT từ khái niệm, mục

tiêu cho đến công cụ thực hiện CSTT của NHTW. Sau đó đi vào tìm hiểu khái niệm về CSTT LPMT, cơ chế điều hành CSTT LPMT và đưa ra điều kiện cơ bản để áp dụng CSTT LPMT ở Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng sơ lược kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để làm cơ sở cho việc áp dụng CSTT LPMT ở Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng điều hành CSTT ở Việt Nam trong thời

gian qua, từ đó đánh giá những mặt đạt được và hạn chế trong điều hành CSTT của NHNN để thấy được áp dụng CSTT LPMT là cần thiết trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn cũng phân tích các điều kiện áp dụng CSTT LPMT ở Việt Nam. Mặc dù, các điều kiện cơ bản Việt Nam chưa thỏa mãn hoàn toàn, tuy nhiên, Việt Nam cần xúc tiến tạo dựng những điều kiện, yếu tố then chốt ngay từ thời điểm bây giờ.

Thứ ba, trên cơ sở các phân tích thực trạng ở chương 2, luân văn đề xuất giải

pháp để áp dụng CSTT với LPMT ở Việt Nam nhằm nâng cao khả năng áp dụng thành công CSTT LPMT vào Việt Nam trong thời gian tới.

không chỉ liên quan đến những cố gắng chủ quan của NHNN mà còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như mức độ phát triển của hệ thống thị trường tài chính. Trong phạm vi khả năng của mình, tác giả đã cố gắng phân tích từ cơ sở lý thuyết cho đến thực tiễn để đưa ra giải pháp áp dụng CSTT LPMT được hiệu quả hơn trong thời gian tới. Mặc dù, tác giả đã cố gắng nhưng những phân tích, giải pháp có thể chưa đầy đủ và hoàn hảo. Vì thế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và những người quan tâm đến lĩnh vực này nhằm hoàn thiện nội dung nghiên cứu.

1. Nguyễn Ngọc Bảo (2005), Điều hành chính sách tiền tệ trong tiến trình tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam, NXB Thống kê.

2. Lê Vinh Danh (1996), Tiền và hoạt động Ngân hàng, NXB Chính trị quốc gia. 3. Nguyễn Văn Dũng (2005), một số vấn đề trao đổi về mối quan hệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá, đầu tư, tăng trưởng kinh tế trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê.

4. Trần Thọ Đạt (2008), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

5. Trần Trọng Độ (2004), Thị trường mở từ lý luận đến thực tiễn, NXB Công An Nhân dân.

6. Frederic Smishkin (1992), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

7. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Frederic S.Mishkin (2008), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

9. Nguyễn Hương Giang (2010), “Sự độc lập của NHTW và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí tài chính Ngân hàng, số 23/2010.

10. Nguyễn Văn Hậu (2012), Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay, NXB Chính trị Quốc Gia.

11. Lê Thị Tuyết Hoa (2011), Tiền tệ Ngân hàng, NXB Phương Đông.

12. Đỗ Thị Đức Minh(2000), Chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát - một cách tiếp cận trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, NXB Thống kê.

13. Chu Thị Hồng Minh (2005), Một số ý kiến trao đổi xung quanh thực trạng hệ thống công cụ chính sách tiền tệ vấn đề tiếp tục đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu hội nhập, NXB Thống kê.

NXB Thống kê.

15. Nguyễn Văn Ngọc (2011), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

16. Trần Thế Sao (2012), Chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát, NXB Thời đại. 17. Lê Văn Tề (2004), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB Thống kê. 18. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê. 19. Chính phủ, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/04/2010

20. Chính phủ, Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 24/02/2011 21. Chính phủ, Nghị quyết số 39/NQ-CP, ngày 04/10/2010 22. Chính phủ, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP, ngày 11/12/2008 23. Chính phủ, Nghi quyết số 01/NQ-CP, ngày 07/01/2013 24. Chính phủ, Nghị quyết số 39/NQ-CP, ngày 04/10/2010

25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên, năm 2000 – 2011 26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chị thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chị thị số 03/CT-NHNN, ngày 18/07/2013 28. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công điện số 02/CĐ-NHNN, ngày 26/02/2008 29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 172/QĐ-NHNN, ngày 23/01/2009

30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 173/QĐ-NHNN, ngày 23/01/2009

31. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 837/QĐ-NHNN, ngày 10/04/2009

32. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 2664/QĐ-NHNN, ngày 25/11/2009

33. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN, ngày 16/05/2008

35. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 504/QĐ-NHNN, ngày 07/03/2008

36. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 1436/QĐ-NHNN, ngày 26/06/2008

37. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 2635/QĐ-NHNN, ngày 06/11/2008

38. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 622/QĐ-NHNN, ngày 23/03/2009

39. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 2666/QĐ-NHNN, ngày 25/11/2009

40. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 230/QĐ-NHNN, ngày 11/02/2011

41. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 20/2010/TT-NHNN, ngày 29/09/2010

42. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 07/2010/TT-NHNN, ngày 26/02/2010

43. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 19/2012/TT-NHNN, ngày 08/06/2012

44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 12/2010/TT-NHNN, ngày 14/04/2010

45. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 14/2012/TT-NHNN, ngày 04/05/2012

46. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thường Trực Hội Đồng Khoa học & Công nghệ Ngân hàng, Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng (2005), Một số vấn đề cơ bản về tài chính tiền tệ của Việt Nam giai đoạn (2000 – 2010), NXB thống kê Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w