Định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 76 - 77)

nhiều nước trên thế giới áp dụng chính sách tiền tệ LPMT ngày càng tỏ ra có hiệu quả hơn, thể hiện qua các kết quả vĩ mô và khả năng chống đỡ với các cú sốc. chính sách tiền tệ LPMT dần trở thành xu thế chung mà nhiều nước trên thế giới phấn đấu để thực hiện. Đối với Việt Nam, xét các điều kiện để thực hiện chính sách tiền tệ LPMT còn nhiều hạn chế, nhưng cũng đến lúc ta phải hoàn thiện những điều kiện cơ bản và những tiền đề cho quá trình áp dụng chính sách tiền tệ LPMT trong tương lai.

3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG THỜIGIAN TỚI GIAN TỚI

3.1.1. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước trong thời giantới tới

Trong đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tại quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của thủ tướng Chính phủ đã đề cập: “Điều hành CSTT theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của CSTT trong giai đoạn này là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế”.

Theo nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, Quốc hội có nêu mục tiêu tổng quát trong năm 2011 – 2015 là: “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng

trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh. Bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong 2-3 năm đầu Kế hoạch tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý và tiến hành khởi động mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, 2-3 năm tiếp theo bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội”.

Một trong những định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 của nghị quyết số 10/2011/QH13 là: “Tiếp tục kiên trì kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị sức mua đồng tiền. Thực hiện chính sách tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát để bảo đảm tương thích giữa tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng dư nợ tín dụng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng. Giảm dần tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng, đẩy mạnh kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán và các định chế tài chính khác”.

Theo nghi quyết 01/NQ – CP ngày 07/01/2013, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đã được Quốc hội thông qua là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w