Phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 91 - 93)

bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới CSTT đa mục tiêu của Việt Nam trong suốt một thời gian dài với kỳ vọng vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng,

3.4.2. Phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai bộ phận chủ yếu của hệ thống chính sách kinh tế tài chính quốc gia, hai chính sách này tuy có những chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội chung của mỗi quốc gia.

Chính sách tài khóa là chính sách thu chi của Chính phủ hay còn gọi là chính sách ngân sách. Thực tế, ngân sách Nhà nước thường rơi vào tình trạng bội chi nên để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ có thể thực hiện theo các hình thức:

Chính phủ vay tiền từ NHNN để bù đắp thâm hụt ngân sách, nhưng hình thức này làm khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên gây áp lực cho mục tiêu ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát của NHNN.

Chính phủ có thể vay tiền từ các TCTD, nếu NHNN không điều tiết tiền cung ứng cho nhu cầu vốn tín dụng của các TCTD thì các TCTD buộc phải hạn chế cho vay đối với khu vực tư nhân, điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định làm giảm nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân, qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Còn nếu Chính phủ vay tiền từ TCTD có sự hỗ trợ của NHNN cung ứng tiền cho các TCTD thì sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, gây áp lực lạm phát. Nếu Chính phủ vay từ dân chúng, từ các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế khác bằng cách phát hành các chứng khoán nợ như tín phiếu, trái phiếu,..thì phương thức bù đắp thiếu hụt ngân sách này cũng có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng và cuối cùng là tác động làm hạn chế khả năng cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng. Tóm lại, phương thức bù đắp thiếu hụt ngân sách thông qua việc Chính phủ vay từ hệ thống ngân hàng hoặc phi ngân hàng đều ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ có thể vay nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách. Để trả nợ nước ngoài, Chính phủ buộc phải tăng cường xuất khẩu hoặc sử dụng dự trữ quốc gia, ảnh hưởng đến cân đối tiền – hàng trong nước. Hơn nữa, mức lãi suất nợ nước ngoài biến động làm giá trị thực của nợ nước ngoài cũng biến động theo gây mất ổn định tiền tệ.

Thâm hụt ngân sách Nhà nước được bù đắp theo hình thức nào thì cũng tác động đến các biến số của nền kinh tế. Thực tế, hàng năm NHNN vẫn phải cung ứng lượng tiền không nhỏ cho Chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, các khoản tạm ứng này thường khó được hoàn trả trong năm theo đúng quy định của Luật làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên, gây áp lực tăng lạm phát.

Để giải quyết vấn đề này, tránh mâu thuẩn giữa CSTT và chính sách tài khóa thì NHNN và Chính phủ phải có sự phối hợp giữa CSTT và chính sách tài khóa.

Thứ nhất, về phía Chính phủ hạn chế thâm hụt ngân sách bằng cách tăng thu

giảm chi. Chính phủ tăng các khoản thu chủ yếu là từ thuế vì đây là khoản thu lớn và đều đặn, đồng thời cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, Chính phủ cần phải tính toán cân đối giữa mức tăng thu và giảm chi như thế nào để gây ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cần thành lập một ban phân tích dự án, các thành viên trong ban phân tích dự án phải có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh

vực phân tích hiệu quả dự án đầu tư để rà soát lại và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả. Đồng thời, giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, đẩy mạnh thực hành tiết kiện, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách.

Thứ hai, tăng khả năng huy động vốn của Chính phủ qua kênh huy động từ

thị trường tài chính. Chính phủ cần lên kế hoạch cụ thể về số lượng chứng khoán phát hành trong năm để bù đắp thiếu hụt ngân sách, đa dạng hóa các loại kỳ hạn chứng khoán với lãi suất linh hoạt sát với lãi suất thị trường, tăng dần tần suất đấu thầu và hoàn thiện kỹ thuật đấu thầu nhằm đánh giá theo mức giá phù hợp, khuyến khích sự tham gia đông đảo của các thành viên tham gia thị trường.

Thứ ba, NHNN cho vay để bù đắp ngân sách Nhà nước hàng năm phải được

khống chế bởi một hạn mức cụ thể do Quốc hội quy định bằng văn bản cụ thể được sự nhất trí của thống đốc NHNN trên cơ sở vẫn ưu tiên cho mục tiêu của CSTT là kiềm chế lạm phát.

Thứ tư, các khoản vay của Chính phủ phải được lên kế hoạch từ đầu năm và

phải nằm trong kế hoạch cung ứng tiền của NHNN.

Thứ năm, nếu Chính phủ vay tiền từ NHNN thì khoản vay này phải mang

tính tạm thời và cấp bách và Chính phủ phải có kế hoạch tài chính để trả nợ kịp thời và đúng tiến độ trong năm ngân sách.

Thứ sáu, chính sách tài khóa và CSTT phải luôn có sự thống nhất với nhau về

quan điểm và đồng thuận về mục tiêu đó là mục tiêu kiềm soát lạm phát.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 91 - 93)