CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 1 Khái niệm chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 30 - 32)

1.2.1. Khái niệm chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chính sách tiền tệ LPMT được định nghĩa như sau: “chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định CSTT tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của NHTW để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về CSTT sẽ dựa trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của CSTT”.[53]

Các công cụ CSTT Mục tiêu hoạt động Mục tiêu trung gian Mục tiêu cuối cùng

Các công cụ CSTT Mục tiêu hoạt động Mục tiêu cuối cùng

Theo ECB thì: xác định mục tiêu lạm phát là một chiến lược CSTT nhằm duy trì ổn định giá cả bằng cách tập trung vào sự chênh lệch trong dự báo lạm phát được công bố từ một mục tiêu lạm phát công bố.[54]

Theo Mishkin, chính sách tiền tệ LPMT tương tự với một vài yếu tố bổ sung: “chính sách tiền tệ LPMT bao gồm 5 thành tố chính: (i), công bố với công chúng mục tiêu lạm phát trung hạn định lượng cụ thể; (ii), cam kết thể chế nhằm ổn định giá cả là mục tiêu tối thượng của chính sách tiền tệ, các mục tiêu khác chỉ là thứ yếu; (iii), chiến lược thông tin toàn diện, theo đó, nhiều biến số chứ không chỉ có cung tiền hay tỷ giá được sử dụng làm cơ sở quyết định thiết lập các công cụ chính sách, phải làm rõ ràng thông tin được công bố không chỉ là chỉ số LPMT cho năm tới (điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường của các nền kinh tế mới nổi, vì nhiều người xem chỉ số lạm phát dự tính hoặc mục tiêu như một phần trong chính sách kinh tế của chính phủ trong năm tới.); (iv), tăng tính minh bạch của CSTT thông qua cơ chế đối thoại và truyền thông với công chúng và thị trường về các kế hoạch, mục tiêu và quyết định của các nhà chức trách tiền tệ; năm là, tăng trách nhiệm giải trình của NHTW về việc thực hiện các mục tiêu lạm phát”.[8]

Chính sách tiền tệ với lạm phát mục tiêu là CSTT trong đó, NHTW xây dựng một mục tiêu lạm phát theo tiến trình thời gian định trước và sử dụng các công cụ chính sách đón đầu sẵn có để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu lạm phát là một bộ phận trong khung CSTT với ba nội dung: xác định mục tiêu lạm phát ở tầm trung hạn, dự đoán tỷ lệ lạm phát trong tương lai và tỷ lệ lãi suất ngắn hạn được sử dụng như mục tiêu hoạt động mà không có một mục tiêu trung gian rõ rệt, để đạt được mục tiêu lạm phát có tính đến dự đoán về lạm phát trong tương lai.

CSTT lạm phát mục tiêu được thay đổi theo hướng sử dụng các biện pháp đón đầu dựa trên dự đoán về lạm phát tầm trung hạn và mối quan hệ chặt chẽ giữa mục tiêu hoạt động và mục tiêu cuối cùng. Đây cũng là điều khác biệt với điều hành CSTT theo kiểu truyền thống.

Hình 1.5: Khung chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w