Xây dựng khung chỉ số lạm phát mục tiêu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 96 - 97)

bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới CSTT đa mục tiêu của Việt Nam trong suốt một thời gian dài với kỳ vọng vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng,

3.5.4. Xây dựng khung chỉ số lạm phát mục tiêu

Sau khi lựa chọn phép đo lường lạm phát, NHNN cần xây dựng chỉ số lạm phát mục tiêu. Ở các nước áp dụng chính sách tiền tệ LPMT có nước áp dụng chỉ số lạm phát mục tiêu dao động trong một biên độ, trong khi đó có một số nước khác lại chọn chỉ số lạm phát là một con số cụ thể. Như vậy, việc xây dựng chỉ số lạm phát mục tiêu có thể là một con số cụ thể, cũng có thể dao động trong một khoảng gọi là khung chỉ số lạm phát.

Nếu chọn lạm phát mục tiêu là một con số thì gây áp lực cho việc điều hành CSTT của NHNN, nếu NHNN nhiều lần không đạt được mục tiêu như đã cam kết sẽ làm mất lòng tin của dân chúng, ảnh hưởng đến uy tín của NHNN trong điều hành CSTT. Còn đối với khung chỉ số lạm phát có nhiều ưu điểm hơn, vừa giúp giảm áp lực điều hành CSTT của NHNN, vừa có thể cho phép NHNN linh hoạt ứng phó với những cú sốc trong nền kinh tế. Đồng thời, việc kiểm soát lạm phát là một công việc rất khó khăn do diễn biến nền kinh tế luôn biến động phức tạp nên kết quả kiểm soát lạm phát không thể là một số tuyệt đối. Khung lạm phát mục tiêu đưa ra tạo thuận lợi hơn cho NHNN trong việc cam kết trước Quốc hội và công chúng

rằng NHNN sẽ đạt được mức lạm phát nằm trong khung đã đặt ra.

Trong các năm qua, NHNN đặt mục tiêu lạm phát trong năm 2011 là con số cụ thể 15%, nhưng kết quả chỉ số lạm phát thực tế là 18.13%. Còn các năm còn lại như năm 2008, 2009, 2012, mục tiêu lạm phát mà NHNN đặt ra là một mức trần và kết quả chỉ số lạm phát ở năm 2009 và năm 2012 đạt được mục tiêu đề ra, riêng năm 2008 chỉ số lạm phát thực tế cách xa với mục tiêu của NHNN do nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc đặt mục tiêu lạm phát chỉ có ở mức trần và không đưa ra mức sàn như thế giúp NHNN thuận lợi trong việc đạt được mục tiêu lạm phát. Tuy nhiên, kiểm soát lạm phát không phải là làm lạm phát ở mức quá thấp hoặc bằng 0%, lúc này sẽ xuất hiện rủi ro giảm phát, mà kiểm soát lạm phát ở đây là chấp nhận sự biến động với một biên độ cho phép ở mức một con số vì khi đó lạm phát ổn định được xem là liều thuốc bổ cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế lâu dài. Nếu NHNN đặt mục tiêu lạm phát là một mức trần như thế làm cho NHNN khó kiểm soát lạm phát và có thể nền kinh tế rơi vào tình trạng thiểu phát. Đồng thời, mục tiêu lạm phát là một mức trần lạm phát làm cho dân chúng hoang mang và không kỳ vọng được chỉ số lạm phát theo chủ ý của NHNN.

Vì vậy, NHNN cần xác định chỉ tiêu lạm phát là khung chỉ số lạm phát và khung lạm phát này không quá rộng nhưng cũng không quá hẹp nhằm đảm bảo khả năng hấp thụ các cú sốc của NHNN trong điều kiện kinh tế bất ổn, đảm bảo lòng tin của dân chúng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w