Uy tín của Ngân hàng Trung ương trong việc cam kết thực hiện và trách nhiệm giải trình

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 71 - 76)

nhiệm giải trình

Để áp dụng chính sách tiền tệ LPMT đòi hỏi CSTT phải trở nên rõ ràng, minh bạch, tạo được lòng tin của dân chúng. Muốn thế, NHNN phải uy tín trong việc thực hiện các cam kết đã đưa ra về mục tiêu lạm phát, đồng thời phải có trách nhiệm giải trình về kết quả thực hiện mục tiêu CSTT. Nhưng thực tế, trong thời gian quan, vấn đề này còn nhiều bất cập:

Thứ nhất, chưa có kênh thông tin truyền dẫn CSTT đến công chúng một cách

rộng rãi và chính xác.

Mặc dù, trong thời gian qua NHNN đã tích cực tăng cường công tác truyền thông để định hướng cho dư luận và tạo lòng tin cho công chúng qua các kênh như báo chí, mạng,... Tuy nhiên các thông tin này NHNN công bố vẫn chưa rõ ràng, cụ thể về kế hoạch và định hướng điều hành CSTT của NHNN trong từng giai đoạn làm dân chúng mơ hồ và hiểu chưa rõ về chủ trưởng CSTT của NHNN.

Các thông tin mà NHNN cung cấp cho dân chúng qua các kênh mạng, báo, ấn phẩm (đặc biệt là báo chí và mạng)…phải có xác thực của thống đốc NHNN để đảm bảo thông tin chính xác có nguồn gốc từ NHNN là đáng tin cậy. Hiện nay, trên các trang mạng có quá nhiều thông tin liên quan đến điều hành CSTT của NHNN và những thông tin này không rõ ràng về nguồn gốc làm dân chúng hoang mang và mất tin tưởng. Đồng thời, điều này dễ tạo điều kiện cho các đối tượng cố tình đưa những thông tin sai lệch về điều hành CSTT của NHNN để tư lợi riêng.

Thứ hai, chưa có sự cam kết từ phía NHNN về việc thực hiện mục tiêu của

CSTT.

Trong Luật NHNN Việt Nam năm 2010 không có điều khoản nào quy định rõ NHNN có trách nhiệm cam kết thực hiện mục tiêu lạm phát trước cơ quan thẩm quyền cao hơn và trước toàn dân. Đồng thời, thực tế trong điều hành CSTT của NHNN từ năm 2008 đến năm 2012, nhìn chung lạm phát thực tế còn chênh lệch quá

cao so với mục tiêu đề ra, cụ thể là năm 2008, 2010 và năm 2011. Trong nhiều năm liên tục NHNN đã không giữ được mức lạm phát như mục tiêu do bị chi phối bởi các chính sách khác của Nhà nước, điều này làm giảm lòng tin của dân chúng.

Thứ ba, trách nhiệm giải trình của NHNN về kết quả điều hành CSTT còn

hạn chế.

Theo khoản 1 điều 40 của Luật NHNN Việt Nam năm 2010 có quy định: “Thủ tướng Chính phủ báo cáo hoặc ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hằng năm, báo cáo và giải trình về vấn đề được nêu ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan của Quốc hội khi được yêu cầu để giám sát thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”.

Tuy nhiên, thực tế có nhiều năm liên tục lạm phát mục tiêu chênh lệch quá xa so với mục tiêu đề ra nhưng việc giải trình của NHNN Việt Nam trước Quốc hội về kết quả thực hiện CSTT không được phổ biến rộng rãi đến toàn dân, do trong Luật NHNN Việt Nam năm 2010 chưa có điều khoản nào quy định NHNN có trách nhiệm giải trình kết quả trước công chúng làm cho CSTT của NHNN Việt Nam giảm đi sự minh bạch.

2.3.2.3. Năng lực của Ngân hàng Trung ương

NHNN là một thành viên của Chính phủ, luôn bị ràng buộc bởi các quy định và sự kiểm soát của Chính phủ. Thu – chi của NHNN phải theo quy định của Chính phủ, dưới sự kiểm tra và giám sát của Bộ Tài chính. Thậm chí việc bổ nhiệm lãnh đạo của NHNN cũng do Chính phủ đảm trách nên trong điều hành CSTT của NHNN còn bị lệ thuộc và chi phối nhiều bởi Chính phủ làm giảm đi sự tự chủ và năng lực điều hành CSTT của NHNN.

Về cơ cấu nhân sự trong NHNN Việt Nam, trình độ chuyên môn giữa các cán bộ NHNN không đồng đều, số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ chiếm tỷ trọng quá thấp, chủ yếu là trình độ cử nhân, bên cạnh đó trình độ cao đẳng và trung cấp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cán bộ nhân viên NHNN. Vì NHNN có vị trí và vai trò quan trọng trong thực hiện quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế trên lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng thông qua việc NHNN xây dựng và thực thi CSTT quốc

gia nhằm mục tiêu ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát thông qua các công cụ của mình nên NHNN cần một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có đầy đủ năng lực, có trình độ chuyên môn cao để thực hiện các chức năng của NHNN.

Về quan điểm điều hành CSTT của NHNN Việt nam trong thời gian qua có sự đổi mới đáng kể. Trong quá trình điều hành CSTT của NHNN từ năm 2008 đến năm 2012, nhận thấy NHNN có sự thay đổi tích cực trong định hướng điều hành CSTT. NHNN đã dần hướng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát và xem đó là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của CSTT. Đồng thời, mục tiêu trung gian được lựa chọn trong điều hành CSTT nhiều năm trước đây là tốc độ tăng trưởng M2 và tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm. Song, trong năm 2012, NHNN đã đưa ra mục tiêu giảm lãi suất từ đầu năm và kết quả là lãi suất cho vay đã giảm vào cuối năm. Điều hành CSTT trong năm 2012 của NHNN đã kiểm soát được lạm phát như mục tiêu đề ra, điều này chứng tỏ NHNN đã có những nổ lực lớn trong việc định hướng đến chính sách tiền tệ LPMT.

2.3.2.4. Trình độ công nghệ thông tin

Thứ nhất, vấn đề thu thập số liệu ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập.

Những thông tin công khai có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: tổng cục thống kê thông qua niên giám thống kê, thống kê tài chính của IMF, báo cáo thường niên của NHNN,… nhưng những số liệu này không hoàn toàn thống nhất và không đầy đủ. Số liệu về đầu tư, CPI, các số liệu về cán cân thanh toán cũng không thống nhất giữa các nguồn, gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu cũng như các nhà đầu tư.

Thứ hai, công tác dự báo kinh tế nói chung, khả năng phân tích và dự báo lạm

phát nói riêng còn nhiều hạn chế, do thiếu cơ sở dữ liệu để có thể lập mô hình dự báo lạm phát và thiếu cán bộ có đủ trình độ để thiết lập mô hình có kết quả sát thực. Đồng thời, NHNN thiếu một hệ thống thông tin để cập nhật kịp thời nhưng thay đổi trên thị trường tài chính và tình hình kinh tế tác động đến lạm phát để có cơ sở phân tích và dự báo chính xác lạm phát.

Thứ ba, Việt Nam hiện nay sử dụng chỉ số CPI để đo lường lạm phát. Chỉ số

mua được đúng một lượng hàng hóa dịch vụ ở thời điểm gốc.

Tuy nhiên, việc tính toán CPI cũng còn nhiều hạn chế và bất cập. Để tính chỉ số CPI thì mỗi mặt hàng được gắn với một trọng số cố định tỷ lệ thuận với tầm quan trọng tương đối của nó trong ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng. Trong giỏ hàng hóa để tính CPI các mặt hàng như lương thực, thực phẩm và năng lượng. Trong khi đó mặt hàng lương thực, thực phẩm chiếm trọng số lớn nhưng giá cả lương thực, thực phẩm lại rất dễ biến động theo mùa và thời tiết kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng biến động gây khó khăn cho NHNN trong việc điều hành CSTTT. Ngoài ra, cách tính CPI cũng khá phụ thuộc vào công tác điều tra và thống kê, mà công tác này ở Việt Nam còn chậm chạp, chưa chính xác.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới sử dụng chỉ số lạm phát cơ bản làm mục tiêu điều hành CSTT. Lạm phát cơ bản là lạm phát đã được loại trừ các hàng hóa có giá cả biến động mạnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa chính thức đưa lạm phát cơ bản vào mục tiêu lạm phát hàng năm mà vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Thứ tư, NHNN chưa xác định được mô hình kinh tế lượng hoàn chỉnh do các

phân tích và kiểm định mới chỉ thực hiện đối với một số nhân tố tác động đến việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của CSTT. Trong khi đó, còn rất nhiều yếu tố chính sách và phi chính sách khác có tác động đến điều hành CSTT nhưng chưa đủ điều kiện để phân tích đánh giá. Chẳng hạn, mô hình kinh tế lượng và phân tích định tính về những tác động của chính sách thương mại, chính sách tài khóa,… đến việc điều hành CSTT.

Qua xem xét các vấn đề trên, ta thấy so với những điều kiện cơ bản để dẫn đến thành công của chính sách tiền tệ LPMT thì Việt Nam có vẻ còn thiếu khá nhiều như: mức độ độc lập của NHNN còn thấp, chưa có sự độc lập hoàn toàn trong việc sử dụng các công cụ CSTT và chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ; quá trình điều hành CSTT còn nhiều hạn chế trong việc duy trì mục tiêu cuối cùng trong suốt quá trình thực thi CSTT và việc lựa chọn mục tiêu trung gian chưa phù hợp; CSTT của NHNN còn thiếu sự minh bạch, rõ ràng làm giảm lòng tin của dân chúng;

trình độ công nghệ thông tin còn kém. Vì vậy, việc áp dụng chính sách tiền tệ LPMT hoàn toàn tại thời điểm hiện nay sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, việc đeo đuổi chính sách tiền tệ LPMT được xem là tầm nhìn chiến lược của CSTT trong thời gian tới. Vì vậy, Việt Nam cần xác định các bước và xây dựng lộ trình để chuẩn bị các điều kiện cho việc áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ LPMT hiệu quả.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở lý luận cơ bản về CSTT ở chương 1. Chương 2 của luận văn đã đi vào phân tích thực trạng điều hành CSTT của NHNN trong thời gian qua, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để làm cơ sở cho việc phân tích sự cần thiết của chính sách tiền tệ LPMT trong điều hành CSTT vào thời gian tới.

Trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam trong thời gian qua, mặc dù vẫn còn đeo đuổi CSTT đa mục tiêu. Tuy nhiên, công cụ CSTT được NHNN sử dụng theo hướng chuyển dần từ công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp. Hiệu lực điều hành CSTT trong thời gian qua chưa thực sự cao, mặc dù tăng trưởng kinh tế bám sát với mục tiêu đề ra, nhưng lạm phát trong nhiều năm vẫn còn khá cao và giữ ở mức hai con số. Cho thấy việc đề ra mục tiêu với việc thi hành CSTT hướng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát vẫn chưa có sự đồng nhất.

Ngoài ra, chương 2 của luận văn còn phân tích đánh giá thực trạng các điều kiện cơ bản để áp dụng chính sách tiền tệ LPMT ở Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng một cách hoàn toàn các điều kiện cơ bản đó do tính độc lập của NHNN còn thấp, trình độ công nghệ thông tin còn yếu kém, CSTT chưa có sự minh bạch và rõ ràng. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách tiền tệ LPMT trong thời gian tới là cần thiết nên Việt Nam cần xúc tiến hoàn thiện các điều kiện cơ bản để sớm áp dụng chính sách tiền tệ LPMT trong thời gian tới.

Các nội dung chứng minh và phân tích ở chương 2 là cơ sở cần thiết và quan trọng để đề xuất các giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 71 - 76)