bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới CSTT đa mục tiêu của Việt Nam trong suốt một thời gian dài với kỳ vọng vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng,
3.6.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Thứ nhất, Quốc hội và Chính phủ phải giữ vững quan điểm về điều hành
CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ giai đoạn nào. Trong các văn bản pháp luật của Quốc hội và Chính phủ về định hướng điều hành CSTT cần phải thể hiện rõ hơn quan điểm này, không nên đặt mục tiêu lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn, như vậy, tăng trưởng kinh tế và lạm phát đặt sang bằng nhau trong điều hành CSTT làm tăng áp lực cho NHNN trong quá trình điều hành CSTT
bởi vì tăng trưởng kinh tế và lạm phát có sự mâu thuẩn với nhau và không đồng nhất, chỉ khi lạm phát thấp và ổn định sẽ tạo môi trường thuận lợi để tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, nhà nước cần tăng cường vài trò kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt
động của NHNN trong quá trình điều hành CSTT hướng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát có thể được thực hiện định kỳ hàng quý hoặc đột xuất dưới hình thức là kiểm tra trực tiếp NHNN kết hợp với kiểm tra gián tiếp thông qua dư luận bằng cách thăm dò ý kiến của dân chúng, đồng thời quan phân tích kết quả diễn biến của nền kinh tế để Chính phủ có thể kiểm soát và đánh giá hoạt động của NHNN.
Thứ ba, nhà nước có những văn bản pháp luật yêu cầu các Bộ, ngành phối
hợp với nhau chống đô la hóa trong thời gian tới. Trong đó, NHNN chủ trì thực hiện, Bộ Tài chính, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan phối hợp trong việc giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối trên phạm vi cả nước, thuộc mọi thành phần kinh tế, phải đảm bảo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý ngoại hối hướng đến mục tiêu chống đô la hóa. Đồng thời, Nhà nước cần phổ biến rộng rãi đến toàn dân để được sự ủng hộ của dân chúng thực hiện nghiêm các quy định pháp luật ngoại hối, khuyến khích dân chúng sử dụng đồng nội tệ, hạn chế sử dụng ngoại tệ trên đất nước Việt Nam.
Thứ tư, nhà nước cần có những văn bản pháp luật cụ thể yêu cầu các Bộ,
ngành liên quan lên kế hoạch, lộ trình phát triển thị trường tài chính lành mạnh trong thời gian tới. Đặc biệt là thị trường tiền tệ cần phát triển mạnh mẽ để đảm bảo NHNN sử dụng hiệu quả các công cụ CSTT của mình trên thị trường tiền tệ, từ đó đảm bảo cơ chế truyền dẫn CSTT đến mục tiêu cuối cùng được hiệu quả.
Đồng thời, thị trường tài chính phát triển là kênh hấp thụ các GTCG do Chính phủ phát hành, từ đó giúp Chính phủ có thể huy động được nguồn vốn bù đắp thiếu hụt trong ngân sách và phục vụ cho các dự án đầu tư mà không cần vay mượn NHNN. Nên Chính phủ cần đa dạng hóa các loại kỳ hạn trái phiếu với lãi suất sát với lãi suất thị trường, tăng dần tần suất đấu thầu và hoàn thiện kỹ thuật đấu thầu,
khuyến khích sự tham gia đông đảo các thành viên tham gia thị trường.
Thứ năm, Chính phủ yêu cầu NHNN và các Bộ, ngành liên quan phối hợp với
nhau trong việc đề ra các biện pháp để xử lý nợ xấu. Chính phủ sẽ hỗ trợ với NHNN và các Bộ, ngành trong quá trình thực hiện có những vướng mắc và khó khăn. Đồng thời, NHNN phải báo cáo đình kỳ cho Chính phủ về kết quả thực hiện để có những biện pháp kịp thời xử lý.
Thứ sáu, Chính phủ cần ban hành những văn bản pháp quy về thẩm quyền thu
thập, cung cấp và trao đổi thông tin giữa Tổng cục thống kế, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan với NHNN. Xây dựng hệ thống kết nối thông tin giữa các Bộ, ngành nhằm đảm bảo số liệu cần thiết cho công tác dự báo, phân tích. Đồng thời, cũng cần ban hành quy chế về việc cung cấp thông tin cho công chúng trên cơ sở hình thành một danh sách thông tin không yêu cầu bảo mật và tần số thu thập thông tin tháng, quý, năm nhằm hình thành một thị trường thông tin công khai và góp phần cải thiện chất lượng thông tin.