Thứ nhất, diễn biến kinh tế thế giới trong và ngoài nước những năm qua
diễn biến khó lường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 diễn biến phúc tạp ảnh hưởng nhất định đến việc xác định mục tiêu, khả năng dự báo và điều hành CSTT của NHNN Việt Nam. Ngoài ra, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các luồng ngoại tệ chảy vào và ra Việt Nam từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp,..biến động mạnh mẽ làm cho việc điều hành CSTT của NHNN trở nên khó khăn và phức tạp.
Thứ hai, hoạt động điều hành CSTT của NHNN còn phụ thuộc nhiều vào
Chính phủ. NHNN chỉ là cơ quan thực thi CSTT, chưa thật sự là cơ quan hoạch định CSTT. Thậm chí, quá trình điều hành còn bị chi phối bởi các quyết định của Chính phủ. CSTT còn bị phụ thuộc quá nhiều vào các chính sách khác, thậm chí
làm hộ công việc của các chính sách khác như: hỗ trợ các ngành sản xuất kinh doanh thông qua lãi suất, tỷ giá,…
Thứ ba, trong điều hành CSTT, NHNN đã thực hiện một khuôn khổ CSTT đa
mục tiêu và không xác định rõ từng giai đoạn cụ thể mục tiêu nào là mục tiêu hàng đầu, dẫn đến việc điều hành CSTT đôi khi còn bị động và chậm phản ứng với những thay đổi của thị trường.
Cụ thể năm 2010: trong 3 quý đầu năm 2010, theo 39/NQ-CP ngày 4/10/2010 thì: “tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và yêu cầu kiêm chế lạm phát, chủ động áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối theo hướng khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần ổn định cán cân thanh toán vĩ mô”. Kết quả, trong quý 4 năm 2010, đứng trước tình hình lạm phát tăng cao, Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 1875/CT-TTG ngày 11/10/2010 đưa ra biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường và chỉ thị 2164/CT-TTG ngày 30/11/2010 về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảm đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường. Những diễn biến trên cho thấy, điều hành của NHNN chưa phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô mà lệ thuộc vào chủ trương giảm mặt bằng lãi suất thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kết quả lạm phát năm 2010 tăng cao 11.75%. Chính vì vậy việc đeo đuổi nhiều mục tiêu cuối cùng trong một số năm còn khó khăn, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Thứ tư, NHNN không thể kiểm soát được hết các nhân tố tác động đến MB
nên không thể điều hành được mức tăng MB là lượng tiền thật sự cung ứng ra cho nền kinh tế. Ngoài ra, việc lựa chọn M2 và tín dụng làm mục tiêu trung gian của CSTT cũng chưa phù hợp vì tác động của nó đến các biến số của nền kinh tế chưa rõ ràng và NHNN cũng không kiểm soát được hết các nhân tố tác động đến M2. Thực tế, NHNN muốn kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng việc kiểm soát M2 cũng khó khăn thì mục tiêu cuối cùng thật khó đạt được.
Thứ năm, NHNN thực hiện các mục tiêu của CSTT thông qua các công cụ
của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, NHNN chưa có sự kết hợp chặt chẽ các công cụ nên không phát huy được hết vai trò của nó. Ví dụ, trong điều kiện lạm phát đang bùng phát cao đầu năm 2008, việc lựa chọn sử dụng công cụ tái cấp vốn tuy giải quyết được khó khăn thanh khoản cho một số TCTD, nhưng làm tăng thêm tiền cung ứng trong lưu thông, gây áp lực thêm cho mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Thứ sáu, NHNN chưa xác định được mô hình kinh tế lượng cho việc dự báo
cầu tiền tệ, lạm phát cơ bản, mô hình xác định tác động của những thay đổi của lãi suất, tỷ giá đến tăng trưởng, lạm phát,…Việc dự báo lạm phát hiện nay của NHNN chủ yếu dựa vào những mô hình đơn giản, sự thiếu hụt về thông tin cũng như những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả dự báo làm cho NHNN thụ động trong việc điều hành CSTT. Do vậy, điều hành CSTT của NHNN rất khó có hiệu quả cao.
Tóm lại, hoạt động điều hành CSTT của NHNN còn phụ thuộc nhiều vào Chính phủ. NHNN chỉ là cơ quan thực thi CSTT, chưa thật sự là cơ quan hoạch định CSTT. Đồng thời, trong quá trình điều hành CSTT, NHNN chưa lượng hóa được mức độ tác động của lượng cung tiền đến mục tiêu cuối cùng. Ngoài ra, các công cụ trong quá trình điều hành của NHNN chưa có sự kết hợp chặt chẽ nên không phát huy được hết vai trò của nó. Thông tin và các dữ liệu kinh tế vĩ mô trong công tác dự báo, xây dựng và thực thi chưa đầy đủ ảnh hưởng đến hoạt động định hướng can thiệp thị trường của NHNN còn chậm và thiếu linh hoạt.