Sự cần thiết áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 64 - 68)

Qua quá trình phân tích thực trạng điều hành CSTT của NHNN, ta thấy tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam lên xuống thất thường trong các năm qua, có những năm lạm phát giữ được ở một con số như năm 2009 (6.52%) và năm 2012 (6.81%), nhưng có nhiều năm lạm phát tăng cao ở mức 2 con số như năm 2008 (19.9%), 2010 (11.75%) và năm 2011 (18.13%). Theo lý thuyết kinh tế học thì có hai nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao là do cầu kéo và chi phí đẩy. Cầu kéo làm cho lạm phát

tăng khi nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng và sử dụng gần hết nguồn lực sẵn có, khi đó tổng cầu (gồm: cầu chi tiêu của cá nhân và chính phủ, cầu đầu tư của doanh nghiệp, cầu chi tiêu của người nước ngoài tức là xuất khẩu ròng) gia tăng sẽ làm cho lạm phát tăng vì nền kinh tế không còn tiềm năng để tăng trưởng, nên tổng cầu tăng không làm tổng cung tăng mà chỉ làm tăng giá cả. Khi tổng tiền mặt trong lưu thông tăng lên cũng thể hiện tổng cầu tăng lên. Trong trường hợp NHNN điều hành CSTT làm cho khối tiền trong lưu thông tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ làm cho tổng cầu tăng lên. Xét nguyên nhân chi phí đẩy là khi nên kinh tế còn nằm dưới mức sản lượng tiềm năng mà giá các yếu tố đầu vào của nền sản xuất tăng cao sẽ làm lạm phát tăng cao. Như vậy, có thể thấy lạm phát tăng cao có thể là do 2 nguyên nhân: chủ quan từ việc điều hành chính sách của Nhà nước mà cụ thể hơn trong phần nghiên cứu này là việc điều tiết cung tiền của NHNN, và nguyên nhân khách quan là do chi phí đẩy của nền kinh tế. Tuy nhiên, ở đây chỉ nghiên cứu góc độ là CSTT của NHNN trước nguy cơ lạm phát càng ngày càng tăng, có phải chăng CSTT theo kiểu truyền thống của NHNN đã đến lúc không còn phù hợp với tình hình kinh tế ngày càng biến động phức tạp.

Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam cần phải áp dụng chính sách tiền tệ LPMT trong thời gian tới? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Việt Nam cần áp dụng chính sách tiền tệ LPMT nhưng tập trung chủ yếu vào ba nguyên nhân sau:

Thứ nhất, thực trạng phân tích điều hành CSTT của NHNN Việt Nam trong

thời gian qua, nhận thấy NHNN đang thực hiện CSTT đa mục tiêu: vừa kiểm soát lạm phát ở mức thấp, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định nền kinh tế vĩ mô,… và để thực hiện đa mục tiêu đó NHNN đã lựa chọn mục tiêu trung gian là tổng phương tiện thanh toán M2 và tín dụng, mục tiêu hoạt động là khối lượng tiền cơ bản MB. Việc lựa chọn mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động như trên đã góp phần tích cực để đat được mục tiêu cuối cùng chủ yếu là kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế, cụ thể là: năm 2012 đạt 6.81%, tăng trưởng đạt 5.03%. Song, tỷ lệ lạm phát vẫn còn có nguy cơ tăng cao và gây ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển bền vững kinh tế của Việt Nam. Mà việc kiểm soát M2 và tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua đã

gặp nhiều khó khăn, đồng thời cơ chế truyền dẫn nó đến mục tiêu cuối cùng không rõ ràng. Ngoài ra, việc đeo đuổi CSTT đa mục tiêu không những làm cho việc thực thi và điều hành CSTT phức tạp mà còn làm cho việc đánh giá hiệu quả điều hành CSTT cũng không chính xác. Vì thế, vấn đề này đặt ra cho NHNN nhu cầu cấp bách đối với việc kiểm soát lạm phát cũng như tìm kiếm một cơ chế điều hành CSTT cho phép kiểm soát lạm phát hiệu quả hơn, đảm bảo vừa kiềm chế được lạm phát vừa tiếp tục giữ vững tăng trưởng ở mức hợp lý.

Thứ hai, trong 2 thập kỷ qua, số nước áp dụng lạm phát mục tiêu ngày càng

tăng cao, trong số đó có những nước có nền kinh tế mới nổi và cũng có nhiều nước có nền kinh tế phát triển. Có thể nói cơ chế điều hành CSTT với LPMT đã mang lại thành công đáng kể trong việc kiểm soát lạm phát ở một số nước.

Bảng 2.5: Tỷ lệ lạm phát trước khi chuyển sang khuôn khổ lạm phát mục tiêu

Đơn vị tính: % Nước t Lạm phát tại thời điểm t<4 năm Lạm phát tại thời điểm t<3 năm Lạm phát tại thời điểm t<2 năm Lạm phát tại thời điểm t<1 năm Lạm phát tại thời điểm t Brasil 1999 66.0 15.8 6.9 3.2 4.9 Chile 1990 20.6 19.9 14.7 17 26 Cộng hòa Séc 1997 10.1 9.1 8.8 8.4 Israel 1991 19.8 16.3 20.2 17.2 19 Ba Lan 1998 33.3 26.8 20.2 15.9 11.7 Nam phi 1999 8.6 7.4 8.6 6.9 5.2

(Nguồn: Lạm phát mục tiêu và lưu ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam - Uỷ ban kinh tế QH và UNDP-NXB, NXB Tri thức 2012 [53])

(Ghi chú: t là thời điểm chuyển sang khuôn khổ lạm phát mục tiêu)

Theo bảng 2.5, kể từ khi áp dụng chính sách tiền tệ LPMT thì chỉ số lạm phát ở các nước như: Brasil, Chile, Cộng hòa Séc, Israel, Ba Lan,..đã giảm đáng kể. Như vậy, chính sách tiền tệ LPMT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước và ngày càng tỏ ra có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát.

Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, diễn biến tình hình kinh tế thế giới phức tạp, xu hướng tự do hóa thương mại, tự do hóa chu chuyển vốn và những biến động về chính trị càng làm cho giá cả trong nước bị ảnh hưởng và dễ biến động nên NHNN Việt Nam cần có một cơ chế CSTT mới phù hợp với thời đại và xu hướng chung của thế giới đó là chính sách tiền tệ LPMT.

Thứ ba, xuất phát từ thực trạng tình hình kinh tế trong nước và những bài học

kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì duy trì lạm phát ở mức hợp lý và ổn định phải trở thành mục tiêu hàng đầu của CSTT vì khi nền kinh tế có mức lạm phát ở mức thấp và ổn định sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Theo quỹ tiền tệ thế giới (IMF) cũng cho rằng việc NHTW các nước chuyển sang chính sách tiền tệ LPMT là cần thiết, đặc biệt đối với các nước đang thực hiện chuyển đổi kinh tế như Việt Nam thì đòi hỏi hệ thống tài chính sớm minh bạch hơn. Nên Việt Nam hướng tới chính sách tiền tệ LPMT là phù hợp với chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tương lai.

Ngoài ra, quan điểm của NHNN và các cơ quan chức năng đứng đầu Chính phủ về mối tương quan giữa mục tiêu lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây đã có sự đổi mới. Điều này thể hiện rõ trong đổi mới Luật NHNN Việt Nam năm 2010, đã quy định CSTT là: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.”. Như vậy, Luật NHNN Việt Nam năm 2010 cũng đã khẳng định mục tiêu hàng đầu của CSTT đó là kiềm chế lạm phát, đồng thời cũng khẳng định vai trò của NHNN trong việc điều hành CSTT “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ”.

Như vậy, chúng ta không thể tăng trưởng kinh tế cao bằng mọi giá mà bỏ qua mục tiêu lạm phát, phải hy sinh phần nào mục tiêu tăng trưởng kinh tế để giải quyết được mục tiêu kiểm soát lạm phát. Khi đặt kiềm chế lạm phát lên làm mục tiêu ưu tiên hàng đầu thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế chỉ là thứ yếu. Chính quan điểm đổi mới này đã tạo tiền đề cần thiết, không thể thiếu để ủng hộ việc áp dụng chính sách tiền tệ LPMT trong tương lai của NHNN.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w