Lựa chọn phép đo lường lạm phát

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 95 - 96)

bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới CSTT đa mục tiêu của Việt Nam trong suốt một thời gian dài với kỳ vọng vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng,

3.5.3. Lựa chọn phép đo lường lạm phát

Để đo lường mức độ lạm phát, người ta sử dụng phương pháp chỉ số nhằm thể hiện sự biến động của mức giá chung của nền kinh tế. Có 3 chỉ số giá cả thường được sử dụng: chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội hay chỉ số điều chỉnh (GDP).

Trong các chỉ số giá được sử dụng để đo lường lạm phát thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất ở các nước để đo lường lạm phát tổng thể vì nó rất quen thuộc, dễ hiểu với công chúng và được công bố với độ trễ rất ngắn vì được tính toán thường xuyên. Tuy nhiên, việc tính toán CPI để đo lường lạm phát ở Việt Nam còn nhiều hạn chế vì trong giỏ hàng hóa của CPI có những mặt hàng biến động mạnh và vượt ngoài khả năng kiểm soát của NHNN như lương thực, thực phẩm, xăng, dầu,..kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng bị biến động theo. Lúc đó, CPI sẽ không còn là chỉ báo tốt cho việc điều hành CSTT nên làm cho việc điều hành CSTT của NHNN khó khăn.

Trong khi đó một số nước khác như Thái Lan, New zealand, Singapore, Mỹ… lại loại ra khỏi rổ hàng hóa tính CPI một số mặt hàng hóa như năng lượng, lương thực, thực phẩm,…Chỉ số CPI tính theo cách này gọi là chỉ số lạm phát cơ bản, nó mang tính ổn định hơn. Vậy, lạm phát cơ bản được định nghĩa là phần còn lại của lạm phát tổng thể sau khi lọai bỏ một số mặt hàng mà giá cả của nó biến động nhất thời. Chọn lạm phát cơ bản để làm nền tảng cho mục tiêu lạm phát sẽ tránh những mặt hàng biến động lớn vượt ngoài khả năng kiểm soát của NHNN, giúp NHNN điều hành CSTT dễ dàng hơn và tránh được những sai lầm. Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ số lạm phát cơ bản như một số nước công nghiệp phát triển thì cần chú ý tỷ

trọng giá trị nhóm hàng hóa tiêu dùng trong tổng cơ cấu tiêu dùng của họ khác biệt so với Việt Nam. Nước Việt Nam đặc thù là nước nông nghiệp nên trong tổng cơ cấu tiêu dùng của nước ta thì nhóm lương thực, thực phẩm vẫn chiếm tỷ trọng cao. Nếu loại trừ mặt hàng lương thực, thực phẩm thì chỉ số lạm phát sẽ không phản ánh đúng tình hình kinh tế Việt Nam, nên trước hết NHNN chỉ nên loại trừ những mặt hàng có giá biến động mạnh chiếm tỷ trọng nhỏ trong rổ hàng hóa như: xăng, dầu. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản không phản ánh đầy đủ mức giá chung của cả nền kinh tế hay mức chi tiêu đời sống thực tế mà người tiêu dùng đang phải chịu. Nên NHNN có thể sử dụng chỉ số lạm phát cơ bản làm mục tiêu lạm phát, đồng thời cũng theo dõi lạm phát tổng thể để phân tích, đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc tính toán chỉ số lạm phát cơ bản này phải được thực hiện bởi một cơ quan thống kê độc lập với NHNN để góp phần nâng cao mức độ tín nhiệm của cơ chế LPMT, tránh các hành vi thao tác kỹ thuật nhằm xử lý các chỉ số theo hướng có lợi cho NHNN.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w