Công cụ lãi suất

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 52 - 56)

NHNN điều chỉnh bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, theo đó hàng tháng NHNN sẽ công bố lãi suất cơ bản, các TCTD sẽ ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở tham khảo lãi suất cơ bản cộng một biên độ nhất định. Đến năm 2002, NHNN lại thay đổi cơ chế cho vay theo hướng không áp dụng lãi suất cơ bản cộng biên độ, mà cho phép các NHTM áp dụng lãi suất thỏa thuận với khách hàng, tuy nhiên NHNN vẫn công bố lãi suất cơ bản để các TCTD tham khảo. Từ đầu năm 2003, NHNN đã có sự điều chỉnh cơ chế điều hành lãi suất, từng bước xây dựng khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường, theo đó lãi suất tái cấp vốn đóng vai trò là lãi suất trần, lãi suất chiết khấu đóng vai trò là lãi suất sàn trên thị trường liên ngân hàng.

Trong 8 tháng đầu năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất hiện và tác động vào Việt Nam, đồng thời bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với các giải pháp thắt chặt tiền tệ, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, dẫn đến tình trạng vốn khả dụng của các ngân hàng khó khăn, nhu cầu về vốn tăng nhanh khiến các TCTD đua nhau tăng lãi suất huy động tiền gửi. Để tránh bất ổn trong hoạt động cạnh tranh lãi suất của các TCTD, NHNN đã ra công điện số 02/CĐ – NHNN về quy định lãi suất trần huy động là 12%/năm từ ngày 16/02/2008 nhằm mang lại sự ổn định cho thị trường.

Đến ngày 19/5/2008 NHNN điều hành lãi suất theo Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng VND. Theo đó, lãi suất huy động và cho vay tối đa sẽ bằng 150% lãi suất cơ bản. Với quyết định này NHNN đã chính thức quay lại trần lãi suất để kiểm soát lãi suất, không còn thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận.

Biểu đồ 2.5: Lãi suất huy động, cho vay của các TCTD năm 2008

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam [25])

Trong năm 2009 với gánh nặng từ cuộc khủng hoảng thế giới, NHNN điều hành CSTT theo hướng nới lỏng thận trọng, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng hiệu quả nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Lãi suất huy động năm 2009 luôn có xu hướng tăng, chủ yếu do nhu cầu vay vốn tín dụng lớn để triển khai các cơ chế hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp và hộ sản xuất thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư theo chương trình kích thích đầu tư của Chính phủ, lãi suất huy động 1tháng trở lên ở mức 10 – 10.49%. Song, lãi suất cơ bản lại được giữ khá lâu ở mức 7%/năm làm lãi suất cho vay bị khống chế ở mức trần là 10.5% (150% lãi suất cơ bản), khiến hoạt động của ngân hàng có nhiều lúc trở nên khó khăn. Từ ngày 01/12/2009, sau khi NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm, các TCTD điều chỉnh lãi suất cho vay lên mức tối đa là 12%/năm.

Biểu đồ 2.6: Lãi suất huy động, cho vay của các TCTD năm 2009

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam [25])

Năm 2010, NHNN điều hành lãi suất linh hoạt hơn, theo thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 16/02/2010 và thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/04/2010 hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách

hàng theo lãi suất thỏa thuận. Trong 10 tháng đầu năm 2010, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các TCTD có xu hướng giảm, đến cuối tháng 10, lãi suất huy động VND giảm khoảng 1%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 1.3%/năm so với cuối năm 2009. Từ đầu tháng 11 năm 2010, sau khi NHNN điều chỉnh tăng 1%/năm các mức lãi suất điều hành nhằm kiểm soát lạm phát, lãi suất huy động và cho vay VND tăng khoảng 2%/năm. Đến 31/12/2010, lãi suất huy động bình quân 12.44%/năm (không kỳ hạn là 3%/năm, có kỳ hạn là 13 – 14%/năm); lãi suất cho vay bình quân 15.27%/năm.

Năm 2011, NHNN điều hành chặt chẽ về tiền tệ, giảm lượng cung tiền và tăng lãi suất điều hành làm lãi suất huy động và cho vay cũng tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2011, cả lãi suất huy động và cho vay VND đều tăng cao. Lãi suất huy động VND bình quân ở mức là 15.6%/năm so với mức 12.44%/năm so với thời điểm cuối năm 2010, cao hơn trần lãi suất huy động là 14%/năm do các TCTD gặp khó khăn về thanh khoản nên chạy đua lãi suất và tìm cách lách quy định trần lãi suất. Lãi suất cho vay cũng tăng tương ứng do chi phí huy động vốn tăng, bình quân cuối tháng 6 là 18,65%/năm so với mức cuối năm 2010 là 15.27%/năm. Trong 6 tháng cuối năm 2011, NHNN tăng cường thanh tra giám sát nên các NHTM thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động của NHNN (14%/năm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên và 6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng), còn lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh phổ biến ở mức 17 – 20%/năm, thấp nhất là 15%/năm.

Biểu đồ 2.7: Lãi suất huy động, cho vay của các TCTD năm 2010 – 2011

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam [25])

Năm 2012, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn và xử lý nợ xấu, NHNN quy định về trần lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống còn 8%/năm, so với đầu năm là 14%/năm, trên cơ sở đó, lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh giảm dần theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng kinh tế. Có thể thấy rằng, trong năm 2012, NHNN thực hiện nhiều đợt giảm lãi suất nhiều nhất trong 10 năm qua. Bên cạnh đó, theo thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Đây là một bước đi hợp lý của NHNN, giúp các NHTM tự cân đối được cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của mình. Tháng 12/2012, NHNN đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm.

Biểu đồ 2.8: Lãi suất huy động, cho vay của các TCTD năm 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam [25])

Nhìn chung, đến thời điểm cuối năm 2012, bên cạnh sử dụng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu để điều hành CSTT, NHNN còn thực hiện các biện pháp hành chánh về quyết định trực tiếp các mức lãi lãi suất huy động, cho vay của TCTD với khách hàng đối với từng kỳ hạn và từng đối tượng khách hàng (trừ lãi suất huy động trên 12 tháng theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 và lãi suất cho vay thỏa thuận theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN và Thông tư 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012).

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CHÍNH SÁCH TIỀN tệ với lạm PHÁT mục TIÊU ở VN (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w