Các nội dung cơ bản của quản lý thuBHXH bắtbuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện minh hóa min (Trang 25)

CHƯƠNG 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1.2. CƠ Sở LÝ LUậN Về CÔNG TÁC QUảN LÝ THU BảOHIểM XÃ HộI BắTBUộC

1.2.2. Các nội dung cơ bản của quản lý thuBHXH bắtbuộc

1.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu bảo hiểmxã hội bắt buộc

- BHXH Việt Nam: BHXH Việt Nam chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH, BHXH Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an và Ban cơ yếu Chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh.

- BHXH tỉnh:

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH theo định kỳ hàng năm và lập “Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH bắt buộc”.

- BHXH huyện, thị: Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người SDLĐ và người quản lý lao động theo phân cấp quản lý.

- BHXH Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an và Ban cơ yếu Chính phủ: Trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH và thẻ BHYT đối với người SDLĐ do Bộ quốc phòng, Bộ cơng an, Ban cơ yếu chính phủ quản lý, xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH hàng năm với cơ quan BHXH Việt Nam.

1.2.2.2. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quản lý đối tượng tham gia BHXH chính là quản lý NLĐ và đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ). Để quản lý đối tượng tham gia BHXH, một việc làm rất cần thiết là quản lý các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo các địa bàn hành chính, kể cả những người bn bán nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có thuê mướn và đơn vị SDLĐ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Cơ quan BHXH có trách nhiệm:

- Điều tra, lập danh sách các đơn vị SDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH,

BHYT, BHTN trên địa bàn. Thông báo, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham

gia, đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ theo quy định của pháp luật. Định kỳ báo cáo UBND cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tình hình chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT của các đơn vị trên địa bàn, đề xuất biện pháp giải quyết đối với các đơn vị chậm đóng kéo dài hoặc đơn vị cố tình trốn đóng, đóng khơng đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN như không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN khơng đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật thì cơ quan BHXH lập biên bản, truy thu BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ.

- Quản lý cấp sổ BHXH. Để quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH, cơ quan

BHXH thực hiệc cấp sổ BHXH để ghi nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN. Hoạt động này nhằm mục đích quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia và đóng BHXH, giúp NLĐ có cơ sở pháp lý kiểm tra, giám sát kết quả đóng và thực hiện các chế độ BHXH của đơn vị SDLĐ, tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm công bằng cho người lao động khi chuyển nơi làm việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động bởi vẫn duy trì được quyền lợi về BHXH. Sổ BHXH còn là cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa người lao động, người SDLĐ và cơ quan BHXH.

- Quản lý đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN:

+ Đối với đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN nợ đến 03 tháng tiền đóng đối với đơn vị đóng hằng tháng, 6 tháng đối với đơn vị đóng hằng quý, 9 tháng đối

với đơn vị đóng 6 tháng một lần, cán bộ chuyên quản thu liên hệ và trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc, đối chiếu thu nộp và lập biên bản đối chiếu thu nộp. Sau đó tiếp tục gửi văn bản đôn đốc định kỳ 15 ngày gửi văn bản đôn đốc một lần; đồng thời, gửi cho Phòng (tổ) Khai thác và thu nợ phối hợp thực hiện cho đến khi thu nợ xong.

+ Trong trường hợp phát hiện đơn vị khơng cịn tồn tại, khơng cịn hoạt động sản xuất - kinh doanh nhưng không thực hiện các thủ tục báo giảm, giải quyết chế

độ BHXH, BHYT cho NLĐ thì Phịng Quản lý thu báo cáo Giám đốc BHXH để báo cáo UBND, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cùng cấp kiểm tra, lập biên bản xác định thời điểm đơn vị ngừng tham gia BHXH, BHYT; căn cứ biên bản kiểm tra, cơ quan BHXH chốt số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động và dừng tính lãi chậm đóng, dừng tính số phải thu phát sinh.

Nếu sau khi cơ quan BHXH đã báo cáo nhưng UBND, cơ quan quản lý nhà nước về lao động khơng phối hợp kiểm tra thì cơ quan BHXH thành lập đồn và thực hiện kiểm tra, lập biên bản có chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở.

+ Khởi kiện các đơn vị nợ đọng kéo dài: Đối với đơn vị nợ BHXH, BHYT, cơ quan BHXH đã thực hiện đối chiếu, lập biên bản đối chiếu thu nộp theo quy định, gửi văn bản đôn đốc thu nộp đến 03 lần nhưng đơn vị vẫn khơng đóng thì cơ quan BHXH thực hiện như sau: Tiếp tục đối chiếu thu nộp và lập biên bản đối chiếu thu nộp. Gửi văn bản thơng báo tình hình đóng BHXH, BHYT của đơn vị cho đơn vị cấp trên hoặc cơ quan quản lý đơn vị để có biện pháp đơn đốc đơn vị trả nợ và đóng BHXH, BHYT. Sau đó, nếu đơn vị vẫn khơng đóng thì gửi văn bản báo cáo UBND cùng cấp và cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra lao động trên địa bàn kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đã quá thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (một năm kể từ ngày đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN) mà các cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý thì cơ quan BHXH lập hồ sơ khởi kiện đơn vị ra tòa án. Giám đốc BHXH huyện giao Bộ phận Khai thác và thu nợ chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để lập hồ sơ khởi kiện.

1.2.2.3. Quản Iý mức thu và phương thức đóng bảo hiêm xã hội

Theo quy định của Nhà nước, cơ quan BHXH sẽ thu BHXH của đối tượng tham gia theo phần trăm, nhất định tính trên tổng quỹ lương tháng thực tế đối với người SDLĐ và thu tỷ lệ phần trăm nhất định trên tiền lương tháng của NLĐ.

* Mức thu BHXH

NLĐ thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định “Tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)”. Tiền lương, tiền công của NLĐ quy định tại điểm này được tính theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng. Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quy định:

- Tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng (từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động). NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm cơng việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng 5% hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 7%.

- Tiền lương, tiền cơng để tính đóng BHXH của người quản lý doanh nghiệp

là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện.

- Tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH của NLĐ trong hợp tác xã là mức

tiền lương, tiền công được Đại hội xã viên thông qua và phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý.

- Tiền lương, tiền công tháng để đóng BHXH của NLĐ thuộc các hộ kinh doanh cá thể, người SDLĐ quy định nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý.

- Người lao động có tiền lương, tiền cơng ghi trong hợp đồng lao động bằng

ngoại tệ thì tiền lương tiền cơng tháng đóng BHXH được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa cơng bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.

- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động thuộc các công ty nhà nước chuyển

thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trở lên nếu áp dụng thang, bảng lương do Nhà nước quy định thì thực hiện đầy đủ các quy định dưới đây:

+ Phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động của tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở tại thời điểm chuyển đổi.

+ Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc hoặc chuyển ngạch lương phải đúng theo quy định của Nhà nước đối với Công ty nhà nước trên cơ sở thang lương, bảng lương đang áp dụng; Đóng BHXH trên cơ sở mức lương quy định tại điểm này.

+ Cơ quan BHXH quản lý, theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị SDLĐ. Hàng tháng thực hiện đối chiếu tổng quỹ tiền lương của đơn vị SDLĐ để làm cơ sở tính số tiền BHXH đơn vị SDLĐ phải nộp hàng tháng.

Mức tiền lương, tiền cơng đóng BHXH bắt buộc khơng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

Quản lý mức đóng, thời gian đóng, tuổi đời, tuổi nghề của người tham gia BHXH để có thể tiến hành chi trả sau này được chính xác, thuận lợi, cơng bằng. Trong đó mức thu BHXH căn cứ vào lộ trình của Luật BHXH. Bởi vậy cần phải nắm bắt được tình hình quỹ lương của các đơn vị, doanh nghiệp từ đó có các biện pháp đảm bảo thu đúng, thu đủ, hạn chế tối đa tình trạng gian lận, trốn đóng BHXH.

Theo quy đinh của Luật BHXH số 71 ngày 29/6/2006 thì tỷ lệ đóng BHXH từ 01/01/2014 là 26%. Trong đó NLĐ đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất; người SDLĐ đóng 18% (trong đó 3% vào quỹ ốm đau - thai sản; 1% vào quỹ TNLĐ- BNN; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất). Từ tháng 6 năm 2017 đến nay người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất; người sử dụng lao động đóng 17,5% (trong đó 3% vào quỹ ốm đau - thai sản; 0,5% vào quỹ TNLĐ-BNN; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).Từ tháng 6 năm 2017 đến nay NLĐ đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất; người SDLĐ đóng 17,5% (trong đó 3% vào quỹ ốm đau - thai sản; 0,5%

vào quỹ TNLĐ-BNN; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

* Phương thức đóng BHXH

Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn đó theo phân cấp của quản lý. Trường hợp đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, khơng có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên. Hiện nay, có 02 phương thức đóng BHXH bao gồm: đóng BHXH theo tháng và đóng BHXH theo quý hoặc 06 tháng một lần

- Đóng theo tháng:

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị SDLĐ đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những NLĐ tham gia BHXH; đồng thời trích từ tiền lương, tiền cơng tháng của từng NLĐ theo mức quy định chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

NSDLĐ đóng BHXH bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp NSDLĐ đóng BHXH bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH hướng dẫn thủ tục nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Nếu NLĐ hoặc NSDLĐ nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH thì chậm nhất sau 3 ngày làm việc, cơ quan BHXH phải nộp tiền vào tài khoản chuyên thu mở tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Kho bạc Nhà nước.

+ Đóng theo quý hoặc 06 tháng một lần:

Đơn vị SDLĐ là doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công cho NLĐ theo chu kỳ sản xuất kinh

doanh có thể đóng theo quý hoặc 06 tháng một lần trên cơ sở đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào tài khoản.

Hộ kinh doanh cá thể tổ hợp tác cá nhân có thể thuê mướn, trả công cho NLĐ, sử dụng dưới 10 lao động, có thể đóng hàng quý hoặc 06 tháng một lần trên cơ sở đăng ký với cơ quan BHXH. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ.

1.2.2.4. Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Điều 36, Quyết định số 959/QĐ-BHXH, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu hàng năm được quy định như sau:[8]

BHXH huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm và khả năng phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn, rà soát và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH bắt buộc (Mẫu K01-TS) gửi 01 bản đến BHXH tỉnh theo quy định. Thời gian nộp theo hướng dẫn của BHXH ViệtNam.

BHXH tỉnh: Lập 02 bản kế hoạch, 02 bản kế hoạch điều chỉnh thu BHXH bắt buộc (Mẫu K01-TS) và kinh phí hỗ trợ cơng tác thu đối với đơn vị do tỉnh trực tiếp thu.

Tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thu BHXH bắt buộc (Mẫu K01-TS), gửi BHXH Việt Nam.

Giao kế hoạch thu: Trên cơ sở kế hoạch thu, phân bổ kinh phí hỗ trợ cơng tác thu, hoa hồng đại lý được BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ kế hoạch thu BHXH bắt buộc; kế hoạch kinh phí hỗ trợ cơng tác thu, hoa hồng đại lý cho BHXH tỉnh và BHXH huyện.

Thời gian: Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam BHXH Việt Nam:

Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch, giao kế hoạch đảm bảo sát tình hình thực tế và khả năng thực hiện.

1.2.2.5. Tổ chức thu bảo hiếm xã hội * Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội

BHXH các cấp tổ chức thống kê, theo dõi tình hình biến động của NLĐ tham gia BHXH để quản lý thu BHXH; xây dựng các biện pháp quản lý NLĐ tham gia BHXH, quản lý tiền thu BHXH.

Hàng tháng, phân tích, tổng hợp số liệu về tình hình tham gia BHXH trên địa bàn, thông báo đến người SDLĐ chưa tham gia BHXH hoặc đã tham gia nhưng chưa đầy đủ để đôn đốc, hướng dẫn người sử dụng lao động thực hiện. Trường hợp người SDLĐ tham gia BHXH không thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH lập hồ sơ, kiến nghị với cơ quan có

thẩm quyền để xử lý.

Đối với người SDLĐ đang tham gia BHXH, nhưng trong vòng 6 tháng liền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện minh hóa min (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)