CHƯƠNG 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG Về CÔNG TÁC QUảN LÝ THU BHXH BắTBUộC TạI BảOHIểM XÃ
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại,hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
Do sự bất ổn của kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp, tình trạng nợ đọng vốn trong các cơng trình xây dựng cơ bản của một số đơn vị, nhất là các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực giao thơng, xây dựng cơ khí... xảy ra thường xuyên và kéo dài, trong khi số tiền nợ BHXH thuộc các khối ngành này luôn chiếm lệ cao so với các ngành khác.
Các DNTN phát triển mạnh nhưng quy mô nhỏ, và thiếu ổn định. Nhiều hộ cá thể thành lập và hoạt động trên mối quan hệ gia đình, khơng ký hợp đồng lao động, không đăng ký sử dụng lao động nên nhiều đơn vị trốn tránh việc đóng BHXH, điều này tác động khơng ít đến quản lý thu BHXH.
Bên cạnh đó nhận thức về chính sách BHXH của chủ SDLĐ, NLĐ còn kém, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, vẫn cố tình né tránh tham gia BHXH. Các chủ SDLĐ khơng muốn trích nộp một phần lợi nhuận của mình để đóng BHXH cho NLĐ. Nhiều chủ SDLĐ chỉ ký HĐLĐ với một số lao động chủ
chốt, các lao động khác hợp đồng miệng, hay mùa vụ, khai giảm số lao động. Mặt khác NLĐ làm việc ở khu vực này có tư tưởng gắn bó khơng lâu dài nên không
muốn tham gia BHXH.
* Nguyên nhân chủ quan
Hiện nay dù đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan chức năng, các lãnh đạo của ngành BHXH nhưng chế tài để xử lý các hình thức vi phạm việc đóng BHXH cịn chưa được sửa đổi, bổ sung, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, hình thức xử phạt bẳng hành chính thì q thấp, hơn nữa thẩm quyền xử phạt lại không thuộc về cơ quan BHXH. Do đó, doanh nghiệp vẫn có xu hướng chiếm dụng tiền nộp BHXH để tiến hành sản xuất kinh doanh vì họ có thể khơng bị phạt hoặc có bị phạt thì mức phạt cũng khơng cao.
Nhà nước chưa ban hành các văn bản quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nước như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Chi cục Thuế… trong việc phải cung cấp thông tin về đơn vị đăng ký kinh doanh, số lao động làm việc, hay mức lương lao động được trả, dẫn tới sự khó khăn trong cơng tác nắm đối tượng của cơ quan BHXH, muốn nắm được những thơng tin này địi hỏi cán bộ BHXH phải xuống từng địa bàn quản lý để kiểm tra, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn họ tham gia nhưng việc này đạt hiệu quả chưa cao, tình trạng trốn đóng, đóng khơng đủ số lượng vẫn xảy ra.
Công tác kiểm tra thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH của cơ quan BHXH cùng các cơ quan quản lý nhà nước tuy đã được thực hiện ngày một nhiều nhưng chưa thường xuyên, thiếu chế tài xử phạt mạnh, các văn bản quy định xử phạt cịn chưa rõ ràng, khoa học, bên cạnh đó lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra còn thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ, dẫn tới hiệu quả của cơng tác này cịn chưa cao, chưa kịp thời phát hiện những vi phạm trong việc thực hiện chính sách BHXH. Số nợ đọng thu hồi được vẫn cịn q ít so với tổng nợ mà đơn vị phải trả cho cơ quan BHXH do thiếu các biện pháp, chế tài, mức độ xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm.
Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với ngành BHXH còn chưa chặt chẽ, chưa đạt được hiệu quả cao, mặc dù có quy định bắt buộc các doanhnghiệp, chủ sử dụng lao động sau khi đăng ký kinh doanh phải đăng ký lao động với các cơ quan quản lý lao động như ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động... song đa phần các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động không thực hiện quy định này mà cũng khơng bị xử lý. Trong khi đó các thơng tin về số lao động hay số doanh nghiệp đăng ký tăng mới thì ngành BHXH lại khơng quản lý được vì khơng đủ thẩm quyền theo quy định của nhà nước.
Công tác thông tin tuyên truyền, giải đáp các chế độ BHXH tuy đã được thực hiện nhưng tần suất tun truyền cịn ít, khơng định kỳ, việc thực hiện còn chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa có chiến lược tuyên truyền dài hạn. Nội dung và hình thức tun truyền vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa có nhiều đổi mới, cải tiến trong các hình thức tun truyền do đó chưa thực sự được sự quan tâm của người lao động. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của một số tập thể, cá nhân trong ngành về công tác truyền thơng cịn hạn chế, thậm chí xem nhẹ hoặc coi đó là nhiệm vụ của lãnh đạo ngành và cơ quan chuyên môn; tổ chức, cán bộ truyền thơng cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chậm được củng cố, kiện tồn; cơng tác nắm bắt dư luận, định hướng chính trị tư tưởng, đấu tranh, phản biện trước các quan điểm, thông tin, phát ngơn sai trái, lệch lạc về chính sách BHXH, BHYT còn hạn chế, chưa phát huy vai trị chủ động, tích cực và sức mạnh tổng hợp của hệ thống; tinh thần, thái độ và chất lượng phục vụ của công chức, viên chức, người lao động Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa có nơi, có lúc cịn chưa nhận được sự hài lịng của cán bộ, nhân dân, tác động ngược trở lại, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả cơng tác tun truyền.
Trình độ cán bộ làm cơng tác quản lý thu BHXH còn chưa đồng đều, một số ít cán bộ cịn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Sự đôn đốc, bám sát của cơ quan BHXH, của từng cán bộ thu tại BHXH huyện Minh Hóa cịn hạn chế, xử lí cơng việc nhiều khi dựa vào cảm tính, máy móc, không khoa học, nhiều cán bộ quản lý thu cũng chưa xuống tận địa bàn quản lý để đi sâu đi sát thực tế, điều này
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thu, làm cho việc xử phạt trở nên khó khăn, tình trạng nợ đọng vẫn tiếp diễn.
Trong các đơn vị doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, hoạt động của tổ chức cơng đồn chưa thực sự hiệu quả, có đơn vị khơng thành lập hoặc thành lập mang tính chất đối phó, chưa đủ khả năng đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Do nhu cầu về việc làm và thu nhập, nhiều người lao động không dám đấu tranh với chủ DN về quyền được hưởng chế độ BHXH. Tâm lý muốn đóng BHXH ít nhất nên người lao động đã chấp nhận thỏa thuận ngầm với người sử dụng lao động để ghi một mức lương tượng trưng để đóng BHXH. Phần thu nhập còn lại được ghi nhận dưới hình thức khác thuộc đối tượng khơng đóng BHXH. Cách tính này là chủ ý của người sử dụng lao động. Một số người lao động đồng thuận với cách làm này của người sử dụng lao động vì thấy mình có được một phần lợi ích trước mắt trong đó. Một số người lao động không đồng thuận với cách làm này nhưng phải chấp nhận vì khơng có lựa chọn khác. Dù là thuộc đối tượng nào đi nữa thì người lao động cũng đã nhận về mình phần thiệt thịi. Bởi vì quỹ BHXH là do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng. Nếu người lao động giảm đóng bớt một phần thì người sử dụng lao động cũng bớt một phần, cịn quỹ BHXH thì thất thu hai phần.
CHƯƠNG 3. GI I PH P NHẰM HO N THI N C NG T C U N THU B O HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI B O HIỂM XÃ HỘI
HUY N MINH HÓA