CHƯƠNG 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
2.2. THựC TRạNG CÔNG TÁC QUảN LÝ THU BHXH BắTBUộC TạI BảOHIểM XÃ Hộ
2.2.1. Tổchức bộ máy quản lý thuBHXH bắtbuộc
Cơ quan BHXH huyện Minh Hóa phân cơng 03 cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH. Mỗi cán bộ thu được giao quản lý thu ở một số khu vực đơn vị sử dụng lao động cụ thể nên tránh sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ thu. Do vậy dù khối lượng công việc thu rất lớn nhưng bằng trách nhiệm làm việc, sự tâm huyết, nhiệt tình thì cán bộ thu ln hồn thành nhiệm vụ đề ra. BHXH huyện Minh Hóa đã giao nhiệm vụ cho cán bộ thu như sau:
- Cán bộ thu tiếp xúc thường xuyên với các đơn vị SDLĐ. BP Kiểm tra BP Tuyên truyền BP Kế toán BP Thu PGĐ phụ trách thu BHXH Giám đốc BP Khai thác & Thu nợ
Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Minh Hóa
tham gia BHXH, tình hình biến động số lượng lao động, thực hiện đối chiếu với số lao động đã đăng kí tham gia BHXH để hạn chế các đơn vị sử dụng lao động kê khai số lao động tham gia BHXH ít hơn so với thực tế, qua đó đảm bảo quyền được tham gia BHXH của mọi NLĐ.
+ Nắm được quỹ lương của đơn vị vì quỹ lương là căn cứ xác định mức đóng BHXH, hạn chế có đơn vị SDLĐ đăng ký quỹ lương với cơ quan BHXH thấp hơn với quỹ lương thực tế làm giảm số tiền phải đóng BHXH của họ dẫn đến sau này khi giải quyết chế độ cho NLĐ thì mức hưởng thấp, chất lượng cuộc sống giảm sút có thể khơng đảm bảo cuộc sống cho họ, đặt gánh nặng lên Nhà nước nhằm ổn định an sinh xã hội.
+ Nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để thấy được khả năng đóng BHXH của đơn vị đó, đưa ra biện pháp truy thu đối với đơn vị SDLĐ làm ăn có hiệu quả nhưng cố tình khơng đóng BHXH, đồng thời cũng phải tạo điều kiện cho những đơn vị SDLĐ gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh được hoãn số tiền BHXH phải nộp.
+ Tuyên truyền chế độ BHXH cho NSDLĐ và NLĐ, giúp họ nhận thức được tham gia BHXH là quyền và nghĩa vụ của họ, những lợi ích mà NLĐ và NSDLĐ nhận được khi tham gia BHXH.
+ Hướng dẫn đơn vị SDLĐ lập danh sách lao động, quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH theo mẫu biểu quy định của cơ quan BHXH.
+ Hướng dẫn các đơn vị SDLĐ lập bảng tăng, giảm mức đóng BHXH hàng tháng để nộp cho BHXH huyện.
+ Quy định và thông báo lịch làm việc của cán bộ thu BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện. Thông thường BHXH huyện Minh Hóa thường tiếp nhận các thay đổi từ ngày đầu tháng đến ngày 20 của tháng.
BHXH huyện Minh Hóa thường xun thực hiện rà sốt, lập danh sách các đơn vị đang hoạt động trên địa bàn nhằm phát hiện thêm các đối tượng mới cần tham gia BHXH trên địa bàn quản lý của huyện mình. Để nắm được số đơn vị thuộc diện tham gia, BHXH huyện thường phối hợp với các cơ quan như Chi cục thuế,
Phòng Kinh tế Hạ tầng, Phịng Tài chính Kế hoạch... Đồng thời tiếp xúc với uỷ ban nhân dân (UBND) các xã, thị trấn để nắm được số hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có tại nơi đó. Việc mở rộng đối tượng tham gia làm cho quỹ BHXH ngày càng tăng, thực hiện chi trả kịp thời các chế độ, có nhiều lao động được bảo vệ trước những rủi ro trong cuộc sống thông qua BHXH.
Cán bộ thu BHXH thực hiện ghi chép kết quả đóng BHXH cho NLĐ.
+ Hàng tháng, cán bộ thu căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương đơn vị đăng kí và bảng tăng, giảm mức đóng BHXH để xác định số tiền BHXH phải đóng.
+ Cán bộ thu ghi chép chi tiết và chính xác kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, từng đơn vị vào đầy đủ các mẫu sổ sách, thực hiện đối chiếu với cán bộ thu của BHXH tỉnh Quảng Bình về kết quả đóng BHXH của từng đơn vị của huyện.
+ Cán bộ thu phải kiểm tra lại số lao động, quỹ tiền lương tham gia BHXH hàng tháng của từng đơn vị, tổng hợp số đơn vị đã đóng BHXH, số đơn vị đóng thiếu, chưa đóng trong kỳ.