Tồn tại,hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện minh hóa min (Trang 89 - 91)

CHƯƠNG 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG Về CÔNG TÁC QUảN LÝ THU BHXH BắTBUộC TạI BảOHIểM XÃ

2.4.2. Tồn tại,hạn chế

* Quản lý đối tượng tham gia BHXH.

BHXH huyện Minh Hóa hiện có số đối tượng tham gia tương đối lớn. Đồng nghĩa với nó là nhiệm vụ chính trị, chun mơn của BHXH huyện Minh Hóa phải được phát triển tương xứng, đặc biệt là quản lý thu BHXH.

Đối tượng tham gia BHXH có xu hướng giảm; nhiều doanh nghiệp chưa tham gia BHXH. Do hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp giả; thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động. Tỷ lệ người tham gia BHXH so với lực lượng lao động thấp. Nhiều chủ sử dụng lao động tìm mọi cách trốn tránh việc tham gia BHXH bằng cách ký hợp đồng lao động với người lao động dưới 3 tháng và cách quãng thời gian; không đăng ký tham gia BHXH cho người lao động đúng với mức lương được trả, chỉ tham gia với mức lương tối thiểu. Nhiều doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ và đối phó.

Nhiều đơn vị có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không tồn tại đúng với địa chỉ trên giấy phép, cố tình trốn tránh khơng tiếp các đồn thanh, kiểm tra; tiến hành giao kết nhiều loại hợp đồng dưới tên gọi hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng khoán nhằm trốn tránh nghĩa vụ trích nộp; vẫn cịn tình trạng đóng khơng đúng với chức danh công việc trong thang bảng lương đã xây dựng thỏa thuận với người lao động. Nhiều doanh nghiệp tự soạn hợp đồng lao động, tự cắt bỏ các tiêu thức của hợp đồng lao động theo quy định nhằm tránh né thực hiện các chính sách lao động như: hợp đồng không ghi rõ tiền lương được hưởng mà chỉ ghi “tiền lương theo sản phẩm” hoặc “tiền lương theo kết quả lao động” nhằm tránh nộp BHXH trên mức lương thực trả với cơ quan BHXH. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đóng trên địa bàn hoạt động mang tính thời vụ, sử dụng lao động nơng

thơn là chính, khơng có sự gắn bó lâu dài giữa chủ sử dụng lao động và người lao động nên chủ sử dụng lao động không đăng ký tham gia BHXH cho người lao động và bản thân người lao động cũng chỉ muốn nhận được toàn bộ số tiền công mà chủ sử dụng lao động trả.

Khu vực ngồi cơng lập cịn có nhiều nhà trẻ mầm non tư thục, cơ sở thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ không ký kết hợp đồng với người lao động nên việc người lao động theo Luật định ở các đơn vị này không đơn giản.

* Công tác tuyên truyền.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền vừa thiếu về tổ chức và biên chế, còn bị hạn chế về chun mơn; chưa có cán bộ làm cơng tác tuyên truyền chun trách, do có sự thay đổi về kinh phí tuyên truyền, nên việc triển khai đã có những lúng túng nhất định.

Cơng tác truyền thông chưa đa dạng, chưa thường xuyên liên tục, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, việc tổ chức thực hiện chưa có tính chiến lược, đơi khi cịn thụ động, lúng túng, xử lý tình huống sự vụ. Công tác phối hợp trong hệ thống chưa thật sự chặt chẽ, thiếu đồng bộ; phương pháp thực hiện cịn thiếu tính chuyên nghiệp, chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông xã hội, cịn bị chi phối bởi các nghiệp vụ chun mơn khác.

* Tình hình nợ đọng

Cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc gặp khó khăn nhất ở các đơn vị doanh nghiệp bởi đa số đều phớt lờ trách nhiệm, xem nhẹ quyền lợi của NLĐ và vấn đề an sinh xã hội. Việc nợ BHXH là do doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã ngưng hoạt động hay hoạt động cầm chừng. Số lao động thuê theo thời vụ nên việc đóng bảo hiểm cho NLĐ không được quan tâm. Các doanh nghiệp chưa thấy hết tầm quan trọng công tác BHXH cho NLĐ của mình nên đa phần khơng tự giác chấp hành đóng BHXH. Một số NLĐ cịn hạn chế hiểu biết quyền lợi hưởng BHXH. Nhiều người chưa dám đứng ra đấu tranh, đòi hỏi quyền lợi của mình mà cũng chỉ vì miếng cơm manh áo nên tiếp tục làm cho doanh nghiệp trong khi khơng được đóng BHXH.

Hiện tượng trốn tránh và nợ đọng BHXH kéo dài diễn ra ngày càng nhiều mà chưa có các biện pháp, chế tài đủ mạnh để xử lý: Mặc dù số đơn vị và số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng, số thu BHXH năm sau cao hơn năm trước nhưng trên thực tế vẫn cịn nhiều doanh nghiệp cố tình trốn tránh khơng đăng ký tham gia BHXH và đóng BHXH hoặc chỉ đóng cho một số ít lao động trong đơn vị, nhất là các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả.

* Nhân lực thu

Số cán bộ thu ít nhưng địa bàn quản lý rộng lớn nên việc kiểm tra tình hình thực hiện BHXH chỉ thực hiện được ở một số cơ quan, đơn vị. Bộ phận thu của BHXH huyện Minh Hóa có 03 cán bộ trực tiếp làm công tác thu trong khi khối lượng công việc rất lớn, các đơn vị sử dụng lao động có trụ sở nằm rải rác trong tồn huyện, vì thế, việc liên hệ với các đơn vị này để tiến hành kiểm tra số lao động và quỹ lương thực tế so với số lao động và quỹlương đăng ký tham gia đóng BHXH mất nhiều thời gian và gặp nhiều trở ngại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện minh hóa min (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)