STT Nội dung đánh giá
Số người đánh giá Điểm trung bình Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
1 Nội dung đào tạo phù hợp công
việc của người được đào tạo. 5 6 4 30 25 3,91
2
Sau mỗi khóa đào tạo, Cơng ty tổ chức đánh giá hiệu quả công tác đào tạo.
15 20 15 15 5 2,64
3 Hình thức đào tạo là mới mẻ, thu
hút đối với người được đào tạo 10 15 25 15 5 2,86
4
Công ty thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và phát triển kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên
15 15 20 15 5 2,71
5
Công tác đào tạo mang lại kiến thức phù hợp với công việc và định hướng phát triển nghề nghiệp của nhân viên
3 5 10 35 17 3,83
Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, thu thập
Như vậy có thể thấy, cơng tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Kim Sơn đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn tồn tại một số hạn chế như Công ty chưa thực hiện đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, số lượt người lao động được đào tạo bồi dưỡng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số người lao động tại Công ty, nội dung đào tạo chưa mới mẻ, chưa thu hút được người lao động.
2.3.5 Thực trạng về công tác đánh giá nguồn nhân lực
Đánh giá nhân viên có thể coi là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhân viên để có thể xét duyệt sự hồn thành nhiệm vụ, mức độ phù hợp với công việc, với công ty của một nhân viên theo định kỳ, từ đó đưa ra chế độ thưởng, phạt hợp lý. Đây là công việc vô cùng cần thiết, không thể thiếu để các nhà quản lý có thể nâng cao hiệu quả làm việc, động viên nhân viên cũng như thúc đẩy kịp thời, giúp nhân viên khắc phục những thiếu sót.
Đánh giá kiểm tra chất lượng làm việc được Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Kim Sơn thực hiện thường xuyên hàng quý, hàng năm với các hình thức khen thưởng, kỷ luật cụ thể để khuyến khích những nhân viên có thành tích tốt và cũng kịp thời răn đe, cảnh cáo và cao hơn là sa thải đối với những nhân viên vi phạm. Tuy nhiên, hình thức đánh giá và phương pháp đánh giá còn rất đơn giản. Công ty thực hiện đánh giá thông qua ý kiến chủ quan của người quản lý, chưa có sự đánh giá hai chiều giữa nhân viên quản lý và người lao động trực tiếp dẫn đến kết quả đánh giá đôi khi chưa phản ánh đúng năng lực của người lao động.
Căn cứ để Công ty thực hiện đánh giá mức độ hồn thành cơng viêc của người lao động hiện nay là các tiêu chuẩn thực hiện công việc. Mỗi tháng người quản lý trực tiếp sẽ tổng hợp quá trình làm việc của người lao động, từ đó xem xét đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của người lao động. Đây sẽ làm căn cứ cho việc trả lương, trả thưởng hàng tháng của người lao động. Công ty sử dụng tiêu chí đánh giá là: Mức độ, tiến độ hồn thành nhiệm vụ; số giờ công làm việc trong tháng; mức độ chấp hành nội quy kỷ luật.
Công ty lựa chọn phương pháp đánh giá thang đo đồ họa. Trong phương pháp này người đánh giá sẽ dựa trên ý kiến đánh giá thực hiện công việc của đối tượng đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo thang đo từ cao xuống thấp (gồm 4 mức: Giỏi, khá, đạt yêu cầu, không đạt yêu cầu). Tương ứng xếp loại lần lượt với các mức là: A, B, C, D. Kết quả đánh giá này được sử dụng để trả lương, thưởng với mức cụ thể: A hệ số 1,0; B hệ số 0,8; C hệ số 0,6; D không xét.
Kết quả khảo sát về công tác đánh giá thực hiện công việc của người lao động tại Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Kim Sơn được thể hiện qua bảng 2-12. Qua bảng 2-12 cho thấy, Công thy thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc đối với người lao động chưa được tốt.
Qua bảng 2-12 có thể thấy việc đánh giá thực hiện công việc hiện nay của công ty chưa được tốt. Có 60/70 người được hỏi cho rằng việc đánh giá người lao động tại Công ty là cơng bằng, khách quan (điểm trung bình 2,5). Thực tế chỉ tiêu của đánh giá mức độ hồn thành cơng việc cịn mang tính chủ quan, q nhấn mạnh đến giờ cơng làm việc. Điều này có ảnh hưởng tới tính cơng bằng trong đánh giá mức độ hồn thành công việc.