Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, q trình quốc tế hố sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các nền kinh tế. Do đó chất lƣợng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia. Các tiêu chí bao gồm: Tình trạng sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chun mơn kỹ thật, khả năng nhận thức, mức độ đảm nhận công việc và một số tiêu chí khác.
1.2.1. Tình trạng sức khoẻ
Tiêu chí về sức khỏe thể hiện ở thểlựclà tình trạng sức khỏe củanguồn nhân lực bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo đƣợcsự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài. Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc cấu thành bởinăng lực tinh thần và năng lực thể chất, tức là nói đến sứcmạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vơ cùng quan trọng. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức khỏe cơ bắp trong công việc,thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực, bởi nếu khơng chịu đƣợc sức ép của cơng việc cũng nhƣ khơng thể tìm tịi, sáng tạo ra những nghiên cứu, phát minhmới. Thể lực của nguồn nhân lực đƣợc hình thành, duy trì và phát triểnbởichế độ dinh dƣỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, thể lực của nguồn nhân lực phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, phân phối thu nhập cũng nhƣ chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
Hiến chƣơng của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nêu: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ khơng phải là khơng có bệnh hoặc thƣơng tật.
Thể lực làsựphát triển hài hòa của con ngƣời cả về thể chất lẫn tinh thần (sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần). Thể lực là năng lực lao động chân tay; sức khỏe tinh thần là sựdẻodai của hoạt động thần kinh, là khả năng vậnđộngcủa trí tuệ, biến tƣ duy thành hành động thực tiễn. Thể lựcđƣợcphản ánh bằng một hệ thống
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
các chỉ tiêu cơ bản nhƣ: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe. Bộ Y tế nƣớc ta quy định có ba loại :
A. Thể lực tốt, loại khơng có bệnh tật gì B. Trung bình
C. Yếu, khơng có khả năng lao động
Gần đây, Bộ Y tế kết hợp với Bộ Quốc phòng căn cứ vào 8 chỉ tiêu để đánh giá bao gồm: Chỉ tiêu thể lực chung:Chiều cao, cân nặng, vòng ngực; Mắt ; Tai mũi họng; Răng hàm mặt; Nội khoa; Ngoại khoa; Thần kinh, tâm thần và Da liễu.
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên để chia thành 6 loại: rất tốt, tốt, khá, trung bình, kém và rất kém.[1]
1.2.2. Trình độvăn hóa
Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹnăng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì sự sống. Trình độ văn hóa đƣợc cung cấp thơng qua hệ thống giáo dục chính quy, khơng chính quy; qua q trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân. Đó là sự hiểu biết của ngƣời lao động đối với những kiến thức phổ thơng về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hóa biểu hiện thơng qua các quan hệ tỷ lệ nhƣ: số ngƣời có trình độ tiểu học, số ngƣời có trình độ phổ thơng cơ sở (cấp II); Phổ thơng trung học (cấp III).
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lƣợng nguồn nhân lực. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.
1.2.3. Trình độ chun mơn, kỹ thuật
Trình độ chun mơn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chun mơn nào đó, nó biểu hiện trình độ đƣợc đào tạo ở các trƣờng trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một cơng việc thuộc một chuyên môn nhất định. Đây là tiêu chí đánh giá quan trọng của chất lƣợng nguồn nhân lực. Một tổ chức, một ngành đƣợc đánh giá có nguồn nhân lực chất lƣợng cao
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
phải dựa trên trình độ chun mơn đƣợc đào tạo, tính chun nghiệp trong thực thi nhiệm vụ của các thành viên trong ngành, trong tổ chức đó.
Trình độ chun mơn đƣợc đo bằng: tỷ lệ cán bộ trung cấp; tỷ lệ cán bộ cao đẳng, đại học; tỷ lệ cán bộ trên đại học và đƣợc đánh giá qua kết quả và quá trình tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng của các thành viên trong tổ chức. Một tổ chức gồm nhiều cá nhân đã học và tốt nghiệp tại các trƣờng đại học danh tiếng sẽ đƣợc đánh giá thu hút đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao và ngƣợc lại, một tổ chức chỉ bao gồm những thành viên tốt nghiệp các trƣờng trung học, cao đẳng tại địa phƣơng và lao động chƣa qua đào tạo sẽ đƣợc đánh giá là có chất lƣợng nguồn nhân lựchạn chế, cần phải đƣợc đầu tƣ, phát triển.
Trình độ kỹ thuật của ngƣời lao động thƣờng đƣợc dùng để chỉ trình độ của ngƣời đƣợc đào tạo ở các trƣờng kỹ thuật, đƣợc trang bị kiến thức nhất định, những kỹ năng thực hành về cơng việc nhất định. Nó đƣợc biểu hiện thơng qua các chỉ tiêu nhƣ : số lao động đƣợc đào tạo và lao động phổ thông; số ngƣời có bằng kỹ thuật và khơng có bằng; trình độ tay nghề theo bậc thợ.
Trình độ chun mơn và kỹ thuật thƣờng đƣợc kết hợp chặt chẽ với nhau, thông qua chỉ tiêu số lao động đƣợc đào tạo và không đào tạo trong từng tập thể nguồn nhân lực.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá về khảnăng nhận thức
Đây là nhóm tiêu chí đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực trên cơ sở đáp ứng sự thay đổi của công việc trong tƣơng lai. Nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của công việc luôn thay đổi do các nhân tố khách quan nhƣ áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý, do yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế…Vì vậy, nếu nhƣ nguồn nhân lực khơng nhận thức đƣợc sự thay đổi cơng việc của mình theo u cầu của sự phát triển thì sẽ khơng có sự chuẩn bị và đầu tƣ cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, thay đổi thái độ và hành vi của mình trong cơng việc, khơng thể đảm nhận và hồn thành cơng việc đƣợc giao. Khi nhận thức đƣợc sự thay đổi công việc trong tƣơng lai, nguồn nhân lực có thể tự chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết đi trƣớc đón đầu sự thay đổi của cơng việc nhƣng cũng có những cơng chức chấp nhận
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
bị đào thải trong tƣơng lai do thay đổi công việc tạo ra.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá mức độđảm nhận cơng việc
Đây là tiêu chí đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của nguồn nhân lực, phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ và mức độ đảm nhận chức trách, nhiệm vụ của nguồn nhân lực. Đánh giá thực hiện công việc là phƣơng pháp, nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức bao gồm cả tổ chức hành chính nhà nƣớc. Đánh giá thực hiện công việcthực chất là xem xét, so sánh giữa thực hiện nhiệm vụ cụ thể của nguồn nhân lực với những tiêu chuẩn đã đƣợc xác định trong tiêu chuẩn đánh giá hồn thành cơng việc. Nếu nhƣ ngƣời lao động liên tục khơng hồn thành nhiệm vụ mà không phải do lỗi của tổ chức, của những yếu tố khách quan thì có nghĩa là ngƣời lao động đó khơng đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Trong trƣờng hợp này có thể kết luận là chất lƣợng nguồn nhân lực thấp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ ngay cả khi nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao hơn u cầu của cơng việc.
1.2.6. Các tiêu chí khác
Chất lƣợng NNL còn đƣợc thể hiện qua những yếu tố vơ hình khơng thể định lƣợngđƣợcbằng những con số cụ thể nhƣ: ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trƣơng, chính xác, có lƣơng tâm nghề nghiệp.... nhƣng lại là những yếutốrất quan trọng quy địnhbản tính củanguồn nhân lực và đóng vai trị quyết định sự phát triển bền vững của quốc gia, tổ chức. Tất cả những phẩm chất đó nằm trong phạm trù đạođức của con ngƣời.
Khi nhắc đến nguồn nhân lực, ngƣời ta thƣờng nhấn mạnh đến các phẩm chất văn hóa, đạo đức và truyền thống kinh doanh, tác phong làm việc công nghiệp… nhƣ là một nhân tố cấu thành nên đặc thù nguồn nhân lực riêng. Bên cạnh việc nâng cao số lƣợng nguồn nhân lực thì việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến. Đạo đức phẩm chất là những đặc điểm quan trọng trong yếu tố xã hội của nguồn nhân lực bao gồm những tình cảm, tập quán phong cách thói quen, quan niệm truyền thống, các hình thái tƣ tƣởng, đạo đức
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
và nghệ thuật gắn liền với truyền thống văn hóa. Một nền văn hóa với bản sắc riêng luôn là sức mạnh nội tại của một dân tộc. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, là tiền đề phát triển của nhau.
Năng lực ngoại ngữ, tin học: Thông thạo ngoại ngữ đang dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu, là tiêu chuẩn hàng đầu để các công ty lớn tuyển nhân viên cũng nhƣ cất nhắc vào những vị trí quản lý. Việc biết ngoại ngữ khơng những là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình cơng nghệ thƣờng xun đƣợc đổi mới mà còn là một năng lực cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Cũng nhƣ ngoại ngữ, các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu các ứng viên phải có kiến thức về tin học để sử dụng máy tính, các phần mềm văn phịng, sử dụng internet thành thạo. Ngƣời lao động cũng nên ý thức đƣợc rằng việc sử dụng máy tính và internet thành thạo sẽ là một công cụ hữu hiệu phục vụ không chỉ cho công việc mà cho cả cuộc sống hàng ngày, là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội trong thời đại hiện nay.
Nhƣ vậy, việc thông thạo ngoại ngữ, tin học là chìa khóa quan trọng, giúp ngƣời lao động tiếp cận với nền tri thức tiên tiến, hỗ trợ đắc lực cho công việc. Một khi đã nắm vững ngoại ngữ, tin học cộng với năng lực chuyên môn tốt ngƣời lao động có thể hội nhập một cách dễ dàng vào thị trƣờng lao động hơn.
Bên cạnh các tiêu chí đã nêu ở trên, cịn có một số chỉ tiêu khác phản ánh chất lƣợng nguồn nhân lực nhƣ: cơ cấu tuổi, cơ cấu theo giới tính, cơ cấu theo trình độ chính trị; trình độ văn hóa chung của nguồn nhân lực; sự phối hợp giữa các nhóm trong thực thi nhiệm vụ; làm việc theo nhóm; tuân thủ kỷ luật, văn hố làm việc cơng sở…Khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực trong ngành Thuế cần phải quan tâm đến các tiêu chí này.