Tuyển dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực 3 tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 32)

1.3 Nội dung của quảnlý nguồn nhân lực trong các cơ quan quảnlý nhà nước

1.3.3 Tuyển dụng nguồn nhân lực

Tuyển dụng là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Mọi tổ chức phải có đầy đủ khả năng để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động để nhằm đạt được các mục tiêu của mình. Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn. Chất lượng của quá trình lựa chọn sẽ không đạt được như các yêu cầu mong muốn hay hiệu quả thấp nếu như số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc ít hơn số nhu cầu cần tuyển chọn. Tuyển mộ ảnh hưởng tới việc tuyển chọn, đánh giá tình hình thực hiện cơng việc, thù lao lao động; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các mối quan hệ lao động...

Khi có nhu cầu tuyển người, các cơ quan quản lý nhà nước có thể tuyển mộ từ lực lượng lao động ở bên trong cũng như từ thị trường lao động ở bên ngoài. Nguồn nhân lực từ bên trong cơ quan quản lý nhà nước là những người hiện đang làm việc cho cơ quan quản lý Nhà nước. Khi tổ chức có nhu cầu tuyển cơng chức, viên chức cho một số chức danh cơng việc cịn trống thì cơng chức, viên chức của cơ quan quản lý nhà nước này tự nguyên là ứng cử viên.

Nguồn nhân lực từ bên ngoài cơ quan quản lý nhà nước rất đa dạng và phong phú trên thị trường, có thể là người chưa từng làm việc hoặc có thể đã có việc làm nhưng dự tuyển mộ với mong muốn các cơ hội việc làm tốt hơn, phù hợp với năng lực.Tuyển mộ từ bên ngồi có thể theo hình thức Thơng báo/Quảng cáo tuyển nhân viên. Các thông báo về tuyển mộ thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Quá trình tuyển mộ trong cơ quan quản lý nhà nước thực hiện theo các quy định của Nhà nước, bộ phận chuyên trách tuyển dụng có trách nhiệm thu nhận hồ sơ, phân loại hồ sơ, sàng lọc các hồ sơ đủ tiêu chuẩn và loại bỏ những hồ sơ không hội đủ các tiêu chí tuyển dụng. Kết quả của giai đoạn này là một danh sách các ứng cử viên hội đủ các tiêu chí cứng chuẩn bị cho bước tiếp theo tuyển chọn các ứng cử viên phù hợp nhất cho các chức danh công việc. Mọi hồ sơ của ứng cử viên cần được ghi vào sổ danh sách ứng cử viên theo phân loại chi tiết của bộ phận tuyển dụng để tiện cho việc sử dụng sau này.

Quá trình tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các u cầu của cơng việc, để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ. Cơ sở của tuyển chọn là các bản yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc.

Quá trình tuyển chọn nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước chịu tác động của nhiều nhân tố như các quy định của nhà nước về tuyển chọn, sử dụng cán bộ, cơng chức, viên chức, tình hình cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ và thời gian để làm quyết định tuyển chọn; số lượng các ứng cử viên (số lượng các ứng cử viên sẽ liên quan trực tiếp đến tỷ số tuyển chọn, ảnh hưởng đến thời gian, công sức và các nguồn lực đầu tư cho tuyển chọn) và các chính sách liên quan đến sử dụng nhân lực của cơ quan quản lý Nhà nước; thái độ của các nhà quản lý….

Quá trình tuyển chọn là một quy trình gồm nhiều bước, mỗi bước trong quá trình được xem như là một hàng rào chắn để sàng lọc loại bỏ những ứng viên không đủ các điều kiện đi tiếp vào các bước sau. Các phương pháp được áp dụng trong tuyển chọn nhân lực trong cơ quan nhà nước là thi tuyển và xét tuyển.

1.3.3.3 Đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng

Hiệu quả của quá trình tuyển dụng và lựa chọn cần phải được đánh giá đầu tiên. Để làm việc đó, cần phải đặt ra một số câu hỏi, ví dụ như: Phải mất bao nhiêu thời gian từ khi phân tích nhu cầu tới ngày làm việc đầu tiên của ứng viên? Có trung bình bao nhiêu ứng viên chất lượng tới tuyển dụng? Chi phí trung bình cho việc tuyển dụng là bao nhiêu? Đâu là tỷ lệ lựa chọn thực, nói cách khác là có bao nhiêu ứng viên thích hợp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về công việc? đâu là tỷ lệ phần trăm bị loại trong tháng đầu tiên, trong thời gian thử việc, trong năm đầu tiên?

Có thể sử dụng các chỉ tiêu như tỷ lệ sàng lọc, thời gian tuyển dụng so với tiến độ yêu cầu, tuyển dụng được đúng người theo yêu cầu của công việc hay không,sự đảm bảo công bằng của tất cả các cơ hội xin việc, chi phí tuyển dụng… để đánh giá hiệu quả tuyển dụng. Chi phí tuyển dụng gồm: Chi phí tìm kiếm nguồn tuyển dụng, chi phí cho người quản lý và cán bộ tuyển dụng thực hiện các khâu trong quá trình tuyển dụng:

Lương, thưởng; đi lại; di chuyển; cơ sở vật chất... và các chi phí khác Cần phải có một đánh giá thật khách quan về hiệu quả tuyển dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực 3 tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)