.10Đánh giá về công tác ĐTPT NL tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực 3 tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 85)

Nhóm Mã hóa Câu hỏi Điểm trung bình

Đào tạo và phát

triển

ĐTPT 1 Sở thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện cần thiết để làm việc

hiệu quả 4,0

ĐTPT 2 Hình thức đào tạo là mới mẻ, thu hút đối với người được đào tạo 3,25 ĐTPT 3 Nội dung đào tạo phù hợp công việc của người được đào tạo. 4,0 ĐTPT 4 Sau mỗi khóa đào tạo, Sở tổ chức đánh giá hiệu quả công tác đào

tạo. 3,0

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra thu thập)

Kết quả khảo sát tại Bảng 2.10 cho thấy:

+ Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơnđã quan tâm đến công tác huấn luyện kỹ năng làm việc cơ bản để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên (điểm trung bình là 4,0 điểm). + Về hình thức đào tạo, theo kết quả khảo sát ta thấy chỉ tiêu này được đánh giá khơng cao (điểm trung bình 3,25). Các hình thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại Sở NN&PTNT nhìn chung vẫn là các hình thức đào tạo cổ điển, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của đổi mới công tác quản lý.

+ Nội dung đào tạo tại Sở NN&PTNT Lạng Sơn được đánh giá là khá phù hợp với công việc của người được đào tạo (điểm trung bình 4,0). Điều này cho thấy cơng tác đào tạo phần nào đã mang lại kiến thức phù hợp với công việc và định hướng phát triển nghề nghiệp của nhân viên.

+ Sau mỗi khóa đào tạo, Sở chưa thực hiện đánh giá hiệu quả công tác đào tạo (kết quả khảo sát cho điểm trung bình 3,0).

Như vậy có thể thấy, công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn tồn tại một số hạn chế. Nội dung này sẽ được đề cập chi tiết ở các phần sau.

2.3.5 Thực trạng về công tác đánh giá thực hiện công việc của CBCC

Công tác đánh giá nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn, công tác đánh giá nguồn nhân lực được thực hiện thường xuyên và định kỳ. Việc đánh giá nhân lực tại Sở thực hiện theo quy trình: (1) Cá nhân tự đánh giá; (2) Ý kiến đánh giá của tập thể đơn vị, phòng; (3) Ý kiến đánh giá của Lãnh đạo Sở. Các nội dung đánh giá nhân lực tại Sở thực hiện theo các quy định của Nhà nước về đánh giá CBCC như Bảng 2.11.

Căn cứ vào Bảng 2.11 cho thấy công tác đánh giá cán bộ tại Sở NN&PTNT được thực hiện theo các tiêu chuẩn đánh giá chung đối với công chức nhà nước, bao gồm các nội dung đánh giá rất chung chung như việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần đoàn kết…Như vậy có thể thấy, các tiêu chí đánh giá CBCC còn rất chung chung, chưa đánh giá chi tiết về thực hiện công việc, chưa đánh giá cụ thể về chất lượng công việc, chuyên môn nghiệp vụ. Việc đánh giá theo các tiêu chuẩn chung đối với CBCC dẫn đến chưa xác định được chính xác năng lực, động cơ thái độ làm việc. Việc đánh giá CBCC chưa dựa vào bản mô tả công việc và đặc biệt là phần tiêu chuẩn thực hiện cơng việc. Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá CBCC cịn mang nặng tính chủ quan của người đánh giá, chủ yếu chú trọng vào con người, quá trình đánh giá tập trung vào các nội dung chính trị tư tưởng, các mối quan hệ bên ngồi của cơng chức mà ít căn cứ vào kết quả công việc cụ thể. Đây là một thực trạng chung không chỉ diễn ra ở Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn mà còn tồn tại ở hầu hết các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực 3 tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 85)