Những kinh nghiệm trong công tác quảnlý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực 3 tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 47)

1.6.1 Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực tại Sở NN&PTNT t nh An Giang

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang được thành lập năm 1996 theo quyết định của UBND tỉnh An Giang. Tổng số CBCC thuộc Sở hiện nay là 309 CBCC. Sở NN&PTNT tỉnh An Giang là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà

nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và phát triển nông thơn; phịng, chống lụt, bão; an tồn nơng sản, lâm sản và thuỷ sản trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh[5]. Công tác quản lý nguồn nhân lực được Sở NN&PTNT tỉnh An Giang đặc biệt coi trọng, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:

- Sở thực hiện tuyển dụng, sử dụng cán bộ thông qua thi tuyển, tuyển dụng và xét tuyển để chọn lựa được cán bộ có năng lực, trình độ. Đối tượng được tuyển dụng và xét tuyển phải đủ điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp với chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

- Sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo quy định chức danh viên chức theo đề án vị trí việc làm, rà sốt các trường hợp chưa phù hợp về: ngạch, bậc, chức danh vị trí việc làm để có kế hoạch hoàn thiện cho phù hợp. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm trong đó nêu rõ số lượng công chức, viên chức, nội dung chương trình cần đào tạo, bồi dưỡng, nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện. Điều này giúp Sở chủ động trong công tác đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực.

- Chăm lo sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội và mở rộng dân chủ cơ sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện các chính sách đặc thù đãi ngộ cho lực lượng cán bộ kỹ thuật tham gia công tác nghiên cứu ứng dụng tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để ổn định cuộc sống và an tâm cơng tác. - Có cơ chế khuyến khích, khen thưởng kịp thời và phù hợp đối với những tập thể, cá nhân tham gia nghiên cứu, chọn tạo và cải tiến thích nghi với cơng nghệ, giải pháp mới thật sự cải thiện được năng suất, chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

1.6.2 Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực tại Sở NN&PTNT t nh Hà Nam

Sở Nông nghiệp & PTNT được thành lập vào năm 1997 theo Quyết định số 197/QĐ- UB ngày 07 tháng 04 năm 1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hà Nam. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam duy trì một đội ngũ CBCC tương đối lớn với cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chun mơn hiện nay như sau: Trên Đại học: 21 CBCC chiếm 4

%; Đại học: 270 CBCC chiếm 66 %; Cao đẳng: 10 CBCC chiếm 2 %; Trung cấp:110 CBCCVC chiếm 27 %. Trong công tác quản lý nguồn nhân lực Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam đã rất chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Công tác này được thực hiện như sau:

- Sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đảm bảo hợp lý về cơ cấu, chức danh, định hướng đào tạo bồi dưỡng gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, bố trí sử dụng sau đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa và phát triển. Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở đã tạo nhiều điều kiện về thời gian và cả kinh phí cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. CBCC sau khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đều được đơn vị bố trí phù hợp với trình độ và đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý.

- Đối với lao động trình độ cao, Sở tiếp tục thu hút, đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng được đội ngũ, nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ ở một số lĩnh vực trọng tâm như: Cây, con giống; lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản.

- Về bồi dưỡng, Sở ưu tiên cử tham gia bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng quản lý hành chính, nâng cao chất lượng cơng tác tham mưu như: Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng soạn thảo văn bản – điều tra, tổng hợp số liệu -báo cáo - tham mưu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp – ứng xử - văn hóa cơng sở…

- Việc luân chuyển, thuyên chuyển trong công việc được thực hiện là một biện pháp để khuyến khích việc phát triển kỹ năng, cũng cố kiến thức và đào tạo ra sự linh hoạt cho các CBCC.

1.6.3 Bài học rút ra cho công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT t nh Lạng Sơn PTNT t nh Lạng Sơn

Trên cơ sở kinh nghiệm về quản lý nguồn nhân lực tại một số Sở Nông nghiệp và PTNT, một số bài học có thể áp dụng được cho Sở Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn để tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực bao gồm:

1. Chú trọng công tác tuyển dụng để có thể tìm được người phù hợp nhất cho vị trí việc làm.

2. Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển năng lực đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng lâu dài.

3. Quan tâm đến yếu tố tinh thần của cán bộ, công chức thông qua các đãi ngộ phi vật chất, tạo dựng môi trường làm việc gần gũi, thân thiện.

4. Thực hiện tốt cơng tác đánh giá thành tích cơng tác, giúp nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, cơng chức đồng thời góp phần động viên và kích thích họ trong cơng việc. 5. Thực hiện tốt vai trị của cơng tác tổ chức cơng đồn ở cơ quan để quan tâm đảm bào quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực 3 tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)