Thực trạng về công tác đánhgiá thựchiện công việc của CBCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực 3 tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 86)

2.3 Thực trạng về công tác quảnlý nguồn nhân lực tại SởNông nghiệp và Phát triển

2.3.5 Thực trạng về công tác đánhgiá thựchiện công việc của CBCC

Công tác đánh giá nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn, công tác đánh giá nguồn nhân lực được thực hiện thường xuyên và định kỳ. Việc đánh giá nhân lực tại Sở thực hiện theo quy trình: (1) Cá nhân tự đánh giá; (2) Ý kiến đánh giá của tập thể đơn vị, phòng; (3) Ý kiến đánh giá của Lãnh đạo Sở. Các nội dung đánh giá nhân lực tại Sở thực hiện theo các quy định của Nhà nước về đánh giá CBCC như Bảng 2.11.

Căn cứ vào Bảng 2.11 cho thấy công tác đánh giá cán bộ tại Sở NN&PTNT được thực hiện theo các tiêu chuẩn đánh giá chung đối với công chức nhà nước, bao gồm các nội dung đánh giá rất chung chung như việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần đồn kết…Như vậy có thể thấy, các tiêu chí đánh giá CBCC cịn rất chung chung, chưa đánh giá chi tiết về thực hiện công việc, chưa đánh giá cụ thể về chất lượng công việc, chuyên môn nghiệp vụ. Việc đánh giá theo các tiêu chuẩn chung đối với CBCC dẫn đến chưa xác định được chính xác năng lực, động cơ thái độ làm việc. Việc đánh giá CBCC chưa dựa vào bản mô tả công việc và đặc biệt là phần tiêu chuẩn thực hiện công việc. Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá CBCC cịn mang nặng tính chủ quan của người đánh giá, chủ yếu chú trọng vào con người, quá trình đánh giá tập trung vào các nội dung chính trị tư tưởng, các mối quan hệ bên ngồi của cơng chức mà ít căn cứ vào kết quả công việc cụ thể. Đây là một thực trạng chung không chỉ diễn ra ở Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn mà còn tồn tại ở hầu hết các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam.

Bảng 2.11Chỉ tiêu đánh giá CBCC tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn

Đánh giá chung

Đánh giá cho công chức lãnh đạo, quản Cá nhân tự đánh giá Ý kiến đánh giá của tập thể Kết quả phân loại công chức 1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

1. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý a. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi công chức công tác 1. Nhận xét ưu, nhược điểm 2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc 2. Năng lực lãnh đạo, quản lý b. Hoàn thành tốt nhiệm vụ; 2. Nhận xét của Thủ trưởng trực tiếp quản lý công chức 2. Đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ

3. Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ 3. Năng lực tập hợp, đồn kết cơng chức c. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực 3. Đánh giá chiều hướng và khả năng phát triển 4. Tiến độ, kết quả thực hiện

nhiệm vụ

d. Khơng hồn thành nhiệm vụ. 5. Tinh thần trách nhiệm và

phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ

6. Thái độ phục vụ nhân dân

Nguồn: Phịng TCCB -Sở NN&PTNTtỉnh Lạng Sơn

Cơng tác đánh giá nguồn nhân lưc tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn được đánh giá cụ thể ở Bảng2.12.Qua bảng số liệu 2.12 cho thấy:

+ Việc đánh giá CBCC tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn chưa thực sự công bằng và chính xác (điểm trung bình 3,5). Điều này do ảnh hưởng chủ quan của người đánh giá và do các quy định của Nhà nước về đánh giá CBCC chưa khoa học dẫn đến việc đánh giá nguồn nhân lực còn hạn chế.

+ Việc đánh giá thực sự giúp các cá nhân nâng cao chất lượng công việc đạt 3.5 điểm ở mức trung bình khá. Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực (CBCC) chưa được rõ ràng (điểm trung bình 3,2). CBCC khơng thường xuyên nhận được thông tin phản hồi chi tiết về kết quả làm việc của mình (đạt 3.5 điểm ở mức thấp). Việc xét thưởng, tuyên dương, kỷ luật theo kết quả đánh giá CBCC chưa thực sự công bằng (điểm trung

bình 3,5). Điều này thể hiện một thực tế hiện nay tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơncũng như các cơ quan nhà nước khác, đó là việc đánh giá nguồn nhân lực chưa được thực hiện một cách khoa học. Điều này ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực.

Bảng 2.12Đánh giá về công tác ĐGNL tại Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn

Nhóm Mã hóa Câu hỏi Điểm TB

Đánh giá công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực 3 tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 86)