Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 25 - 27)

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

1.3.2.1. Mục tiêu GDĐĐ cho học sinh tiểu học

GDĐĐ cho học sinh tiểu học giữ vị trí đặc biệt quan trọng vì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự phát triển nhân cách của trẻ được bắt nguồn từ nhà trường. Các nền nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây.

GDĐĐ đối với HS, đặc biệt là HS tiểu học, là vấn đề cần thiết, cấp bách và có tác dụng lâu dài, ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ tương lai của đất nước.

Mục tiêu chung: Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là nhằm trang bị cho

học sinh những tri thức cần thiết về đạo đức nhân văn, văn hóa xã hội, tri thức về cuộc sống, giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động xã hội. Thông qua hoạt động giáo dục này để hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người xung quanh, hình thành thói quen tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu cụ thể giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học (Hà Nhật Thăng và Nguyễn Phương Lan, 2006).

- Về kiến thức (ý thức đạo đức): Học sinh biết về một số chuẩn mực hành vi và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với mọi người, với công việc, với cộng đồng, với đất nước, với môi trường tự nhiên và hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

- Về thái độ, tình cảm, niềm tin: Học sinh có thái độ tự trọng, tự tin vào khả

năng của bản thân; có trách nhiệm với hành động của mình; u thương, tơn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, khơng đồng tình với cái ác, cái xấu. Ln ln tự hoàn thiện nhân cách bản thân; tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị nhân cách phù hợp với thời đại, tôn trọng những qui định của nhà trường và pháp luật.

- Về hành vi: Học sinh tham gia tích cực các hoạt động phát huy truyền thống

tôn sư trọng đạo, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nghị lực thực hiện những tư tưởng, quan điểm, những yêu cầu đạo đức và pháp luật, đồng thời không vi phạm những hành vi sai trái.

1.3.2.2. Nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh tiểu học

Nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là GDĐĐ cho học sinh là vấn đề cần thiết, trước hết vì vị trí của trẻ em trong tương lai nước nhà, làm cho các em trở thành những công dân tốt, đủ phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Từ sự cần thiết trên, nhiệm vụ của GDĐĐ cho học sinh tiểu học là:

Giáo dục ý thức đạo đức: Cung cấp tri thức, giúp học sinh hình thành hiểu biết

về một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ở mức sơ giản, cụ thể, gần gũi với đời sống của học sinh, từ đó nhận thức đúng về sự phù hợp giữa hành vi ứng xử của mình với lợi ích xã hội, tích lũy kinh nghiệm đạo đức ứng xử đúng.

Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: Bồi dưỡng, giúp học sinh hình thành cảm

xúc, tình cảm đạo đức tích cực, bền vững để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn nhất quán với yêu cầu đạo đức, hình thành niềm tin đạo đức, từ đó tạo ra động cơ đạo đức trong sáng trong việc thực hiện bổn phận, trách nhiệm đạo đức của mình.

Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: Giúp học sinh rèn luyện thói quen đúng

truyền thống dân tộc trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần giáo dục văn hóa ứng xử, hành vi văn minh trong giao tiếp. (Nguyễn Hữu Hợp và Lưu Thu Thủy, 2007).

Để thực hiện các nhiệm vụ đó địi hỏi giáo dục phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường để học sinh thường xuyên được vận dụng, thực hành các mối quan hệ của các em theo đúng chuẩn mực đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)