2.3. Thực trạng hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường tiểu học quận
2.3.3. Thực trạng về thực hiện phương pháp GDĐĐ cho học sinh
Để khảo sát thực trạng về phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tiến hành khảo sát 252 CBQL, GV, CMHS ở các trường. Kết quả khảo sát thu được như sau:
Bảng 2.6. Khảo sát về phương pháp GDĐĐ cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
S T T
Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
Mức độ thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp đàm thoại 66 26,2 170 67,4 16 6,4 0 0,0 2 Phương pháp kể chuyện 170 67,5 60 23,8 22 8,7 0 0,0 3 Phương pháp giảng giải 160 63,5 60 23,8 32 12,7 0 0,0 4 Phương pháp trò chơi 25 10,0 28 11,1 170 67,5 29 11,4 5 Phương pháp nêu gương 14 5,5 55 21,7 176 70,0 7 2,8 6 Phương pháp khuyến
khích 38 15,2 76 30,0 126 50,0 12 4,8
7 Phương pháp trách phạt 25 10,0 28 11,1 170 67,5 29 11,4 Qua số liệu trong bảng 2.6 và kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết các nhà trường đều sử dụng các phương pháp giáo dục quen thuộc, truyền thống như:
Phương pháp đàm thoại; phương pháp kể chuyện; phương pháp giảng giải các ý kiến đánh giá mức độ sử dụng rất thường xuyên và thường xuyên là trên 80%.
Phương pháp nêu gương; phương pháp trò chơi; phương pháp khuyến khích; phương pháp trách phạt các ý kiến đánh giá mức độ sử dụng rất thường xuyên và thường xuyên chưa đến 50%. Tuy nhiên đa số mọi người mong muốn sử dụng nhiều phương pháp nêu gương và phương pháp khuyến khích để kích thích trẻ phát triển
điểm mạnh của mình, làm việc tốt theo định hướng của thầy cơ, cha mẹ. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng các phương pháp GDĐĐ cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh cần phải quan tâm và có biện pháp quản lí.