3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường
3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Kế hoạch hóa là giai đoạn quan trọng nhất trong q trình quản lí, vì trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn sẽ xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, các giải pháp cần thiết. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, người Hiệu trưởng phải đề ra được kế hoạch rõ ràng, là một nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động GDĐĐ tồn diện của nhà trường. Nó là mục tiêu, là phương tiện định hướng, điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động GDĐĐ cho học sinh đạt hiệu quả.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng kế hoạch cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Bản kế hoạch đảm bảo các yêu cầu. Kế hoạch cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm kế hoạch của trường, kế hoạch của Tổ, GV.
Trên cơ sở kế hoạch tổng thể giáo dục toàn diện của nhà trường kết hợp sự nhận định, phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn, hiệu trưởng xác định rõ mục tiêu, huy động các nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất để lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ.
Xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận tham gia, lựa chọn nội dung giáo dục, phương pháp và các phương tiện cần thiết, sau đó có các hình thức giáo dục, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh bổ sung kế hoạch định kỳ để hoạt động GDĐĐ cho học sinh đạt hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải đảm bảo tính dân chủ, phát huy sức mạnh của các lực lượng tham gia vào công tác GD ĐĐ cho học sinh.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Căn cứ vào thực trạng, tiềm năng đã có, những khả năng sẽ có mà Hiệu trưởng xác định các lĩnh vực GDĐĐ, những nội dung có trong kế hoạch, các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu của nhà trường. Ví dụ: Xác định một số giá trị đạo đức truyền thống cần hướng tới cho học sinh trong quá trình giáo dục: Truyền thống của nhà trường; Kính u thầy giáo, cơ giáo; u q hương đất nước Việt Nam;…
Hiệu trưởng tổ chức lập kế hoạch quản lí cơng tác GDĐĐ HS của nhà trường, theo đó, chỉ đạo các tổ chun mơn lập kế hoach GDĐĐ theo năm, tháng, tuần và theo từng chủ điểm trong năm học, đảm bảo yêu cầu về mục tiêu giáo dục. Chỉ đạo các bộ phận có kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn: 05/9; 15/10; 20/10; 20/11; 22/12; 03/02; 08/3; 10/3 âm lịch; 26/3; 30/4; 01/5; 19/5;…. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, phát động các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ, với nhiều hình thức hoạt động phong phú, thiết thực, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ GV về GDĐĐ cho học sinh xuyên suốt năm học.
Muốn kế hoạch mang tính khả thi và hiệu quả, Hiệu trưởng cần đầu tư hoạch định từ những vấn đề chung nhất đến những vấn đề cụ thể, xếp ưu tiên những vấn đề cần giải quyết. Phải phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng phát triển trong việc hình thành đạo đức ở HS.
Ngay từ đầu năm học, CBQL phải định hướng, có kế hoạch cụ thể trong Hội đồng GD việc GDĐĐ cho học sinh là trách nhiệm của tất cả cán bộ, GV, nhân viên nhà trường và chỉ đạo việc GDĐĐ cho học sinh. Việc GDĐĐ cho học sinh phải tiến hành thường xuyên, liên tục suốt năm học và trong nhiều hoạt động của nhà trường; có kế hoạch cụ thể hố nhiệm vụ GDĐĐ HS cho các tổ chức, chính quyền, đồn thể, tổ chun mơn, GV chủ nhiệm theo chức năng hoạt động.
Để lập kế hoạch quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh đảm bảo tính khoa học, cụ thể, toàn diện và hiệu quả, CBQL cần nắm vững thực trạng tình hình vi phạm đạo đức của HS; năng lực, nhận thức của các lực lượng trong và ngồi nhà trường về cơng tác GDĐĐ cho học sinh, những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và yếu, những biện pháp đã thực hiện, chất lượng GD của nhà trường, về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh,… Kế hoạch thực hiện chương trình dạy mơn đạo đức đặc biệt cần tập trung sự quan tâm và nguồn lực vào các vấn đề bức xúc nhất về đạo đức của HS hiện nay như: HS thường xuyên nghỉ học không phép, thiếu ý thức trong học tập, trốn học chơi game, vô lễ với GV, nói tục, chửi thề, gây gỗ đánh nhau, tình trạng HS phá hoại của cơng,…
Có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về công tác GDĐĐ cho đội ngũ cán bộ, GV là điều vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh. Đồng thời, kế hoạch tổ chức kiểm tra - đánh giá công tác GDĐĐ của các lực lượng trong nhà trường và của HS theo nội dung đã định sẵn, là điều kiện để bổ sung và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.
Có kế hoạch tổ chức tham quan và học tập kinh nghiệm những đơn vị có thành tích trong việc GD tồn diện cho HS trong và ngoài quận.
Sau khi xây dựng kế hoạch xong cần thông qua Hội đồng Sư phạm nhà trường để thảo luận và trao đổi một cách dân chủ về nội dung và hình thức thực hiện. Chú ý nhất là biện pháp thực hiện nhằm tạo sự nhất trí và đồng thuận trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Đối với các tổ chức ngoài nhà trường, Hiệu trưởng cần bàn thống nhất kế hoạch hoạt động của nhà trường, thơng báo chương trình hành động đến từng người, từng bộ phận có liên quan như: Ủy ban nhân dân phường, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Đoàn phường,…
Bản kế hoạch thành cơng cao nhất nếu có sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận và cùng nhau phối hợp thực hiện.
3.2.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ cho học sinh tiểu học
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Sau khi xây dựng kế hoạch một cách khoa học, sát hợp với thực tiễn của nhà trường, người Hiệu trưởng sắp xếp tổ chức và chỉ đạo, điều khiển để hoạt động GDĐĐ cho học đạt hiệu quả. Một bản kế hoạch tốt nhưng nếu người Hiệu trưởng khơng biết tổ chức, chỉ đạo thì khơng thể đạt được mục tiêu của kế hoạch. Đây là quá trình sử dụng kĩ năng quản lí để tác động đến các đối tượng bị quản lí một cách bài bản nhằm phát huy hết năng lực của các lực lượng vào việc GDĐĐ cho học sinh.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Hiệu trưởng đảm bảo thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của các lực lượng tham gia GDĐĐ cho học sinh để mọi người đều thấy hài lòng và hào
hứng làm cho công việc diễn ra trôi chảy. Bố trí một cách khoa học nguồn nhân lực, phân bổ kinh phí và cơ sở vật chất cho phù hợp với từng hoạt động, hướng đến việc hoàn thành tốt kế hoạch nhằm đặt ra những mục tiêu hoạt động GDĐĐ của nhà trường.
Hiệu trưởng nắm chắc kế hoạch hoạt động GDĐĐ, đặc biệt là nội dung cốt lõi của bản kế hoạch, hiểu đối tượng cần truyền đạt và truyền đạt thuyết phục, tất cả các thành viên nhận thực sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ và nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ chức và phối hợp thực hiện.
Hiệu trưởng thường xuyên giám sát, chỉ đạo trực tiếp các hoạt động giáo dục đạo đức đã xây dựng trong kế hoạch. Muốn thế, Hiệu trưởng nắm bắt được thông tin kịp thời để điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh sai lệch góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục cho học sinh.
Hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ của nhà trường gồm : Trưởng ban (Hiệu trưởng); Phó trưởng ban ( Phó Hiệu trưởng); các thành viên khác: Chủ tịch cơng đồn, Tổng phụ trách đội, Các tổ trưởng chun mơn. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch cụ thể.
Hiệu trưởng phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các thành viên trong ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch để các bộ phận, cá nhân thực hiện kế hoạch đạt tiến độ, hiệu quả.
Ngoài ra, Hiệu trưởng tổ chức huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường phù hợp cho từng hoạt động để nâng cao tính hiệu quả cao.
Xây dựng qui chế làm việc của từng thành viên trong nhà trường tham gia vào công tác GDĐĐ cho học sinh.
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ, từ kế hoạch chung của nhà trường; triển khai tổ chức hoạt động theo kế hoạch từng học kì, tháng, tuần, chủ điểm. Chỉ đạo cho các bộ phận lập báo cáo hàng tuần, tháng, học kì, nắm về tình hình vi phạm đạo đức của HS. Trong đó có đề xuất những biện pháp GDDĐ đối với những HS vi phạm một trong những nhiệm vụ của HS tiểu học.
Chỉ đạo GV chủ nhiệm phối hợp với Tổng phụ trách tổ chức phong trào thi đua theo từng chủ điểm trong năm và phối hợp tốt với cha mẹ HS trong công tác GDĐĐ cho học sinh.
Ra các quyết định, động viên khích lệ mọi người thực hiện theo đúng kế hoạch để đạt mục tiêu mong muốn.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng yêu cầu các thành viên cần cụ thể hoá kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho học sinh từ kế hoạch chung của nhà trường.
Hiệu trưởng phải tích cực chỉ đạo các hình thức hoạt động phong phú, nội dung sao cho quá trình hoạt động diễn ra phải có mối quan hệ thầy trị, thu hút được mọi người, mọi đoàn thể tham gia.
Ngoài ra, Hiệu trưởng cần xác định lực lượng chủ yếu tham gia hoạt động GDĐĐ. Lực lượng này giữ vai trị nịng cốt và mang tính quyết định sự thành bại của hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Cần phát huy ý thức, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa họ để thực hiện một cách đồng bộ việc GDĐĐ cho học sinh như hội thi kể chuyện đạo đức cần có sự giúp sức của GV chủ nhiệm, cha mẹ HS, nhân viên thư viện. Đồng thời thơng qua bộ phận này, người quản lí sẽ quản lí chặt chẽ, thường xuyên, nắm bắt những thơng tin kịp thời của q trình thực hiện để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời những nội dung, hình thức, biện pháp chưa phù hợp để góp phần thực hiện thành cơng hoạt động GDĐĐ.
Để hoạt động GDĐĐ cho học sinh đạt kết quả như mong muốn, Hiệu trưởng cần quy định thời gian cho các bộ phận báo cáo định kì theo từng tuần, tháng, học kỳ và năm học. Nội dung báo cáo nêu q trình thực hiện, những thuận lợi và khó khăn, kết quả đã đạt được, tồn tại những vấn đề gì, phương hướng thực hiện, ý kiến đề xuất.
Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường quan tâm nhiều đến HS nghèo, học sinh có hồn cảnh khó khăn, học sinh có nguy cơ bỏ học, học sinh cá biệt,… có biện pháp giúp đỡ khi các em gặp khó khăn trong lúc tham gia cùng bạn bè ở các hoạt động.
Với vai trò tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho học sinh, ban chỉ đạo và kể cả giáo viên chủ nhậm phát huy tối đa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đế sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Lực lượng ngoài nhà trường như: đoàn thanh niên địa phương, hội khuyến học, cựu chiến binh, y tế… xác định nội dung cần phối hợp, và tạo mối liên hệ thường xuyên với các lực lượng ngoài nhà trường.
Mặt khác, Hiệu trưởng cần lựa chọn, sắp xếp bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên về tư tưởng chính trị, pháp luật, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức sao cho có khả năng thực hiện hoạt động GDĐĐ thành cơng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh.