Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 87 - 88)

Trên đây là 6 biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh của hiểu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh, TPHCM. Mỗi biện pháp có vị trí, vai trị, mục tiêu cụ thể và hướng đến mục dích chung là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động GDĐĐ. Các biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh của Hiệu trưởng các trường tiểu học trên đại bàn quận Bình Thạnh, TPHCM khơng tồn tại riêng lẻ mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Biện pháp quản lí là những hoạt động nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện nhiệm vụ quản lí đạt được mục tiêu đề ra. Mỗi biện pháp đều có ưu điểm, hạn chế nhất định, thường phải vân dụng cùng lúc nhiều biện pháp để giải quyết một nhiệm vụ.

Trong các biện pháp trên, biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh” có ý nghĩa tiên quyết vì trong bất kì hột hoạt động nào; một khi nhận thức đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho hành động đúng. Do vậy, phải luôn nâng cao nhận thực cho đội ngũ, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường sẽ là tiền đề thực hiện hoạt động GDĐĐ thuận lợi.

Biện pháp “Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh” có vai trị định hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp tổ chức để đạt mục tiêu, nó có ý nghĩa quyết định sự thành cơng của hoạt động GDĐĐ.

Cịn biện pháp “Hồn thiện tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh”; Biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh” là cần thiết, quan trọng, góp phần thực hiện đúng theo kế hoạch đã

hoạch định. Cuối cùng là biện pháp “Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh” sẽ tạo ra mức độ thành công, hiệu quả của hoạt động GDĐĐ cho học sinh và tạo tiền đề cho nhiều hoạt động khác tiếp nối.

Tuy nhiên khi vận dụng các biện pháp phải căn cứ vào nội dung, hợp lí trong thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm của nhà trường, đại phương, có sự đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng, có trách nhiệm của mọi lực lượng mới đạt mục tiêu và đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)