Biện pháp 5: Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 81 - 85)

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường

3.2.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động

dục đạo đức cho học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá học sinh là những khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học và giáo dục. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh giúp người quản lí nhà trường có những thông tin cần thiết để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và điều chỉnh cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Nếu kiểm tra, đánh giá không được thực hiện tốt thì CBQL, giáo viên sẽ khơng biết năng lực, kĩ năng của đối tượng học sinh đang ở đâu, để từ đó xác định phương pháp giáo dục phù hợp.

Kiểm tra đánh giá giúp Hiệu trưởng nắm rõ những hiệu quả của kế hoạch tổng thể và các kế hoạch chi tiết mang lại cũng như những tồn tại, bất cập khi triển khai thực hiện kế hoạch. Qua đó giúp Hiệu trưởng có cái nhìn tồn diện hơn hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng trong chu trình quản lí của người lãnh đạo, đây là khâu cuối cùng, đồng thời cũng là khởi đầu cho một chu trình mới với chất lượng cao hơn. Có thể nói chức năng này xun suốt trong q trình quản lí và là chức năng của mọi cấp quản lí. Chính vì vậy Hiệu trưởng cần phải đổi mới công tác này.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch kiểm tra và hình thức kiểm tra đánh giá, đảm bảo công khai, minh bạch và công tâm.

Kiểm tra việc thực hiện quy định về chuyên môn của giáo viên dạy đạo đức, hoạt động của tổ chuyên môn, hoạt động dạy các mơn văn hóa khác của giáo viên và hoạt động ngồi giờ lên lớp.

Chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách, Tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Chỉ đạo việc giám sát và điều chỉnh kế hoạch đánh giá.

Xây dựng các quy định giáo viên phải đáp ứng trong việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực.

Đa dạng các hình thức kiểm tra và đánh giá.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra và hình thức kiểm tra, đánh giá, đảm bảo công khai, minh bạch và cơng tâm, trong đó:

Xác định rõ nội dung kiểm tra đánh giá và phương thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực làm kim chỉ nam cho các tổ chuyên môn khi xây dựng kế hoạch.

Hướng dẫn giáo viên đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh do mình phụ trách, đảm bảo đúng mục đích với kế hoạch đánh giá chung của trường và của tổ chun mơn.

Thành lập nhóm giáo viên cốt cán có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng trong quá trình quyết định bản kế hoạch đánh giá chung của toàn trường.

Triển khai kế hoạch đến toàn thể giáo viên vào đầu năm và từng tháng định kỳ trong phiên họp toàn thể đơn vị

CBQL nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra tránh áp lực cho giáo viên nhưng đồng thời phải mang tính mệnh lệnh thúc đẩy khả năng lao động sáng tạo của giáo viên, không để tình trạng ỷ lại đối với một số giáo viên ngại đổi mới.

Hiệu trưởng phải rút kinh nghiệm hằng tháng về việc thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuyên dương khen thưởng nhân rộng cá nhân điển hình, thực hiện mang lại hiệu quả cao.

Phát huy tối đa vai trị của tổ chun mơn trong kiểm tra, đánh giá kết quả đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng PTNL.

- Kiểm tra việc thực hiện qui định về chuyên môn của giáo viên, hoạt động của tổ chuyên môn; hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của GV.

- Chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, TTCM tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, trong đó, lưu ý:

Chỉ đạo, tổ chức các cuộc hội thảo về đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Mạnh dạn chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại đơn vị, tránh rập khn máy móc; linh hoạt cách thức kiểm tra theo từng đối tượng học sinh. Tăng cường chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT trong việc đánh giá học sinh thông qua các hoạt động tương tác giữa học sinh và giáo viên.

Giao quyền tự chủ quyết định hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

đạo đức cho giáo viên và học sinh. Giáo viên cần báo cáo cho CBQL cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh của mình sao cho phù hợp với trình độ học sinh để nhà quản lí kiểm tra và đánh giá nhằm khơng để tình trạng tiêu cực xảy ra. Học sinh được quyền lựa chọn kiểm tra hình thức viết trên giấy, báo cáo kết quả hoạt động nhóm, sản phẩm sáng tạo...

- Chỉ đạo việc giám sát và điều chỉnh kế hoạch đánh giá. Cần chú ý:

Thành lập một bộ phận chuyên giám sát các hoạt động đánh giá kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Các thành viên của bộ phận này cần được tập huấn những kỹ năng cần thiết của giám sát và đổi mới kiểm tra, đánh giá.

Xây dựng các chế tài trong việc thực hiện các quy định về kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh không đúng với các kế hoạch đề ra.

Nhà trường cần quan tâm đến các tài liệu tham khảo để giáo viên học tập, nâng cao trình độ soạn câu hỏi kiểm tra theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

- Đa dạng các hình thức kiểm tra và đánh giá

Nội dung kiểm tra phải đảm bảo đầy đủ và đánh giá tồn diện. Cụ thể Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, TTCM cần phải kiểm tra toàn bộ hoạt động giảng dạy và giáo dục của giáo viên.

Hiệu trưởng kiểm tra kế hoạch dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của các tổ bộ mơn, góp ý cách thực hiện phù hợp với điều kiện của nhà trường. Kiểm tra sự triển khai và thực hiện theo kế hoạch, đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch một cách khoa học, hợp lí nhằm đem lại hiệu quả cho việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra giáo án của giáo viên có đổi mới PPDH mơn đạo đức, các mơn học tích hợp, phù hợp đối tượng học sinh. Khi kiểm tra phải chú trọng việc giáo viên sử dụng các PPDH hiện đại phù hợp với đặc thù của từng môn theo xu hướng tổ chức các hoạt động giúp học sinh tư duy, tích cực lĩnh hội tri thức, đặc biệt chú trọng phương pháp dạy học cá thể để học sinh phát triển theo hướng năng động, sáng tạo và hướng đến khả năng tự học.

Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá HS về các mặt: Nhận thức, động cơ, thái độ tham gia hoạt động NGLL, các nề nếp sinh hoạt, học tập, thói quen đạo đức, kỹ năng hành vi qua các hoạt động khác nhau (học tập, vui chơi, lao động,…) và các thành tích đạt được trong các phong trào thi đua.

Việc kiểm tra phải có tổng kết, đánh giá. Đánh giá thi đua và khen thưởng cũng như phê bình rút kinh nghiệm với nhiều mức độ khác nhau; tránh tình trạng đánh giá theo kiểu “cào bằng”. Đồng thời, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm. Việc kiểm tra, đánh giá cần chú ý đế tinh thần thái độ, ý thức, sự chủ động và sáng tạo trong từng hoạt động cụ thể và mức độ hoàn thành chúng.

Việc kiểm tra giám sát phải thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Phải thực hiện thường xuyên, định kì hay đột xuất qua nhiều kênh thông tin. Phải tiến hành kiểm tra đánh giá các hoạt động của tập thể lớp kết hợp với sự tự kiểm tra

đánh giá của tập thể lớp có sự chỉ đạo, giúp đỡ, tham mưu của GV chủ nhiệm đối với tập thể lớp và cá nhân mỗi HS. Đồng thời, có thể kiểm tra hoạt động qua thăm dò dư luận, ý kiến phản hồi của cá nhân, của tập thể, kết quả đánh giá phẩm chất học sinh vào cuối năm học. Qua đó, chỉ ra những việc chưa làm được, xác định nguyên nhân và so sánh kết quả đạt được với mục đích yêu cầu của công tác GDĐĐ. Đồng thời chỉ đạo kiểm tra hành vi cụ thể của HS, hoạt động của GV để đi đến đánh giá về: Mục tiêu hoạt động có đạt khơng; nội dung hoạt động có đa dạng, phong phú, thiết thực và phù hợp với HS khơng; hình thức tổ chức có đảm bảo tính sáng tạo, tự quản của HS khơng.

Phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động, có thể định tính, định lượng được hoặc sự được thừa nhận của tập thể, của xã hội trong những điều kiện, hồn cảnh cụ thể, cơng bằng khách quan và tôn trọng nhân cách HS. Xác định các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, phù hợp thì cơng việc kiểm tra, đánh giá càng chính xác. Hiệu trưởng cần xác định phương pháp kiểm tra đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ, bám sát kế hoạch chung đã đề ra, phù hợp với quy tắc, chủ trương sẽ kịp thời nhận định được ưu điểm để phát huy và những hạn chế để khắc phục.

Trên cơ sở kiểm tra, Hiệu trưởng đưa ra quyết định điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo việc thực hiện hoạt động GDĐĐ đúng mục tiêu, kế hoạch. Chẳng hạn như: phát huy thành tích những gương điển hình, những hoạt động tích cực cần nhân rộng, những học sinh ý thức cao, tiêu biểu nhằm tạo động lực cho cá nhân; Uốn nắn, sửa chữa những học sinh có nhược điểm cần tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp cụ thể, phù hợp; Phân công lại nhân sự, điều chỉnh lại kế hoạch nến trong quà trình thực hiện chưa phù hợp với thực tiễn, thích hợp với địa phương; Xử lí cá nhân, tập thể cố tình đi lệch hướng hoặc có dấu hiệu sai phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)