Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 89 - 111)

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Sau khi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến với các đối tượng khảo nghiệm, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh S T T Các biện pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không Cần thiết SL % SL % SL % SL % 1 1

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia về công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh tiểu học.

105 52,5 93 46,5 2 1,0 0 0.0

2 2

Biện pháp 2: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 107 53,5 91 45,5 2 1,0 0 0.0 3 3 Biện pháp 3: Hồn thiện cơng tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

89 44,5 108 54,0 3 1,5 0 0.0

4 4

Biện pháp 4: Quản lý đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

S T T Các biện pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng Cần thiết SL % SL % SL % SL % 5 5 Biện pháp 5: Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 106 53,0 91 45,5 3 1,5 0 0.0 6 6 Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình- xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

95 47,5 105 52,5 0 0.0 0 0.0

Qua khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều được CBQL, GV đánh giá ở mức độ rất cần thiết và cần thiết (trên 98,5%). Trong đó, phải kể tới một số biện pháp được đánh giá rất cao: Biện pháp quản lí đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh (đánh giá mức độ rất cần thiết và cần thiết chiếm 99%); Biện pháp đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh (đánh giá mức độ rất cấp thiết và cấp thiết cần thiết và cần thiết chiếm 98,5%). Các biện pháp này nhận được sự đồng thuận cao của CBQL, GV ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh. Điều này chứng tỏ các biện pháp đề tài đưa ra sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học, đáp ứng được mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đặt ra.

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh S S T T Các biện pháp Mức độ Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi SL TL SL TL SL TL 1 1

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia về công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

102 51,0 94 47,0 4 2,0 0.0

2 2

Biện pháp 2: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

134 67,0 64 32,0 2 1,0 0.0

3 3

Biện pháp 3: Hoàn thiện công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

79 39,5 116 58,0 5 2,5 0.0

4 4

Biện pháp 4: Quản lý đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

74 37,0 122 61,0 4 2,0 0.0

5 5

Biện pháp 5: Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

69 34,5 128 64 3 1,5 0.0

6 6

Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình- xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Qua bảng kết quả khảo nghiệm, cho thấy 6 biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ mà tác giả đã đề xuất được trên 97,5% ý kiến của CBQL, GV cho rằng rất khả thi và khả thi. Biện pháp quản lí đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh được đánh giá mang tính rất khả thi và khả thi cao nhất (99%), điều này cũng chứng tỏ CBQL, GV cho rằng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh tiểu học là công việc rất quan trọng và là một cơng việc khó, địi hỏi phải chỉ đạo vận dụng nhiều phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh có mức độ đánh giá rất khả thi và khả thi là 98,5%. Biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia về công tác giáo dục đạo đức học sinh có mức độ đánh giá rất khả thi và khả thi là 98%. Biện pháp hồn thiện cơng tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh có mức độ đánh giá rất khả thi và khả thi là 98%. Biện pháp kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ cho học sinh có mức độ đánh giá rất khả thi và khả thi là 97,5%. Có thể thấy các biện pháp quản lí mà tác giả đề xuất có tính khả thi.

Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, tùy điều kiện thực tế của từng trường mà hiệu trưởng có thể vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo để đạt hiệu quả.

Kết luận chương 3

Các biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lí luận về hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh tiểu học, đồng thời xuất phát từ thực tiễn hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống 06 biện pháp có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên tính đa dạng và khả năng thích ứng tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.

Cả 06 biện pháp này đều đã được đối tượng khảo nghiệm tán thành với mức độ đạt được về tính cần thiết và tính khả thi cao. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, để triển khai đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục và cụ thể hoá Nghị quyết số 29-NQ/TW thì việc thực hiện đồng bộ 06 biện pháp này sẽ giúp các ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh hiệu quả hơn, từ đó góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lí luận

Giáo dục đạo đức học sinh là việc làm cấp thiết, đặc biệt là ở giáo dục tiểu học. Đây không không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà là của toàn xã hội. Điều này đã được ghi trong các văn kiện của Đảng cũng như các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Đó chính là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục toàn diện cho học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện hiện nay.

Luận văn đã xác lập được cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu đó là khái niệm hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học; đồng thời xác lập được mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Với cách tiếp cận theo 4 chức năng quản lý giáo dục, tác giả luận văn làm rõ những nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã khảo sát, phân tích thực trạng về hai phương diện là thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh và xem xét những nguyên nhân dãn đến hạn chế về phía quản lí. Luận văn cũng đã xem xét thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả luận văn đã đánh giá những ưu điểm của công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, đồng thời chỉ rõ những hạn chế trong quản lí.

Trên cơ sở lí luận cở chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2, tác giả luận văn đã đề xuất được 6 biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, đó là: (1). Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

(3). Hồn thiện cơng tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

(4). Quản lí đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

(5). Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

(6). Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình- xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

6 biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi cho thấy cả 6 biện pháp đều có tính cần thiết, khả thi cao.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM

- Có chính sách, chế độ đãi ngộ với đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Bổ sung các hình thức khen thưởng đối với giáo viên, nhất là giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho CBQL, GV về kỹ năng quản lý, kỹ năng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học; bồi dưỡng cho GVCN kỹ năng lập kế hoạch GDĐĐ.

2.2. Đối với UBND quận Bình Thạnh

- Có chính sách đãi ngộ với giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Bổ sung các hình thức khen thưởng đối với giáo viên, nhất là giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục đạo đức của các nhà trường.

2.3. Đối với Phịng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về GDĐĐ học sinh. Chỉ đạo xây dựng

điểm một số mơ hình quản lí GDĐĐ trong nhà trường phù hợp với giai đoạn hiện nay nhân rộng.

- Tố chức các buổi hội thảo chuyên đề về hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh.

- Đưa cơng tác GDĐĐ trong nhà trường thành tiêu chí thi đua, khen thưởng. Khen thưởng, biểu dương những giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm giỏi, giáo viên có thành tích giáo dục học sinh hư, học sinh cá biệt.

2.4. Đối với các trường tiểu học quận Bình Thạnh

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để liên kết với các lực lượng bên ngoài nhà trường cùng chăm lo, đóng góp cơng sức cho cơng tác giáo dục và GDĐĐ học sinh.

- Tăng cường đổi mới nội dung, hình thức tố chức, phương pháp GDĐĐ nhằm thu hút HS tích cực, tự giác tham gia rèn luyện đạo đức.

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về giáo dục đạo đức học sinh học tập và trao đổi kinh nghiệm.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của HS công bằng, khách quan, chính xác. Thực hiện tốt cơng tác khen thưởng, phê bình kịp thời đúng người đúng việc, đúng thời điểm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006). Tài liệu Bồi dưỡng Giáo viên Tiểu học “Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. Hà Nội: Nxb

Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2007). Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức. Nxb

Giáo dục. Tài liệu Dự án phát triển giáo dục tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐĐ, Quy định về đạo đức nhà giáo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Thông tư 41/2010/TT-BGD ĐT về Điều lệ trường

tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2012). Thông tư 50/2012/TT-BGD ĐT về việc sửa đổi, bổ

sung Thông tư 41/2010/TT-BGD ĐT về Điều lệ trường tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT hợp nhất

Thông tư về Điều lệ Trường Tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Chương trình giáo dục Phổ thơng, Chương trình

tổng thể.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2013). Nghị quyết 29/ NQ-TƯ về đổi mới căn bản và

toàn diện giáo dục. Hà Nội: Nxb Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII. NXB Bộ Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

Hà Nhật Thăng, Nguyễn Phương Lan. (2006). Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở tiểu học. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Harold Koontz . (1992). Cyril Odonnell, Weinz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lí. Hà Nội: Nxb Khoa học Kĩ thuật. (Vũ Thiếu – dịch).

Macreco.A.C, Giáo dục trong thực tiễn. Hà Nội: Nxb Thanh niên.

Nguyễn Quốc Đạt. (2015). Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

trường Trung học phổ thông thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Luận văn Thạc sĩ

quản lí giáo dục.

Nguyễn Văn Hà. (2015). Quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh tại trường Trung học

Nguyễn Hữu Hợp và Lưu Thu Thủy. (2007). Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí. (1996). Lý luận đại cương về quản lí.

Trường cán bộ quản lí giáo dục.

Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí. (2010). Đại cương Khoa học quản lý. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.

Nguyễn Sỹ Thư- chủ biên. (2013). Phát triển năng lực giáo dục học sinh. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Phạm Minh Hạc. (1986). Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Phạm Minh Hạc. (1999). Khoa học quản lý. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Phạm Khắc Chương. (1995). Một số vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường

Trung học phổ thông. Hà Nội: Trường Đại học Sư phạm.

Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. (2009). Luật Giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Trần Kiểm. (2004). Quản lí giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Trần Kiểm. (2009). Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. Hà Nội: Nxb Trường Đại học Sư phạm.

Trần Hậu Kiểm. (1997). Giáo trình đạo đức học. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia. Trần Thị Hương- chủ biên. (2014). Giáo trình giáo dục học đại cương. Nxb Trường

Đại học Sư phạm TP HCM.

Phụ lục 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN (Dành cho CBQL và giáo viên)

Kính gửi: Q Thầy/Cơ giáo!

Để có cơ sở khoa học nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, tơi thực hiện việc thăm dị ý kiến của quý Thầy/Cô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 89 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)