Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 40 - 44)

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Tác động của các yếu tố về chủ trương chính sách, cơ chế quản lí của nhà nước với giáo dục

Chủ trương, chính sách và cơ chế quản lí của nhà nước là yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục ở trường. Sự phát triển của các nhà trường luôn gắn liền và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hệ thống văn bản pháp qui về giáo dục bao gồm các thông tư về việc tổ chức và hoạt động của nhà trường, các qui chế quản lí hoạt động, quản lí đội ngũ cán bộ

quản lí và giáo viên, qui chế về giáo dục đạo đức và các thông tư hướng dẫn về một số vấn đề về tài chính, sử dụng tài chính.

Tất cả các văn bản quy chế, thơng tư này đều mang tính pháp lí để các trường tổ chức và thực hiện. Các văn bản pháp lí của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến q trình giáo dục đạo đức. Thiếu các văn bản đó hoặc hiểu chưa đúng sẽ dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng đi khơng đúng hướng.

1.5.2.2. Tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phương; sự ủng hộ và mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa phương với các nhà trường; trình độ dân trí của cộng đồng dân cư là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà trường trong đó có giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt, bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay có tác động rất lớn đến thay đổi quan niệm giá trị và hành vi đạo đức của học sinh.

Đặc trưng của giai đoạn hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thơng tin vào các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lí giáo dục đạo đức vì internet đang tác động đến nhận thức, lối sống và hành vi đạo đức của học sinh cả về mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực. Cơng nghệ thông tin cũng tạo thuận lợi quản lí các chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa, đem lại các tác động trực tiếp cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nhờ vậy việc quản lí giáo dục đạo đức sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn.

1.5.2.3. Tác động của mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục

Mục tiêu giáo dục là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Nếu không bám sát mục tiêu giáo dục ở các bậc và không xác định được yêu cầu của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì các hoạt động GDĐĐ cho học sinh sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Luật Giáo dục năm 2005, điều 27 đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ

năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục tiểu học nói chung được đặt ra như sau:

Về nội dung giáo dục: Bảo đảm tính phổ thơng, cơ bản, tồn diện, hướng nghiệp, có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, đáp ứng mục tiêu ở mỗi cấp học.

Về phương pháp giáo dục: Giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.

1.5.2.4. Tác động của các yếu tố đặc điểm tâm sinh lý của học sinh

Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì muốn q trình quản lí đạt được mục tiêu thì chủ thể quản lí phải hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi của đối tượng quản lí.

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, học sinh có đặc điểm tâm sinh lí khác khau. Thường ở lứa tuổi học sinh tiểu học, hành vi của các em dễ có tính tự phát, tính cách của các em thường có những biểu hiện thất thường.

Do đó, đặc điểm tâm sinh lí, nhân cách của học sinh được hình thành và phát triển phong phú. Hiểu rõ vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lí từng lứa tuổi tiểu học giúp chúng ta cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách tốt.

Kết luận chương 1

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, vấn đề giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức là vấn đề cấp bách, nhất là đối tượng học sinh tiểu học.

Nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, tác giả luận văn đã tổng thuật các nghiên cứu ở trong nước và quốc tế về vấn đề này. Trên cơ sở đó, luận văn xác định các khái niệm cơng cụ, đó là quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học. Đồng thời xây dựng khung lí thuyết gồm: Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

Ngồi ra, tác giả luận văn cịn xem xét các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến cơng tác quản lí của hiệu trưởng nhà trường về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

Đây là những cơ sở lí luận để tác giả luận văn khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học tại quận Bình Thạnh, TP. HCM và góp phần đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học tại quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN BÌNH THẠNH,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 40 - 44)