1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
1.3.5. Hình thức GDĐĐ cho học sinh tiểu học
Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh rất phong phú và đa dạng, khơng chỉ đóng khung trong các trường học với các giờ giảng trên lớp mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể học sinh tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt dã ngoại, lao động cơng ích, thể thao, văn nghệ, tham quan,…
Hiện nay có nhiều hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia thành 5 loại sau đây (Hà Nhật Thăng và Nguyễn Phương Lan, 2006).
1.3.2.1. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học là nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản.
Đối với các môn học đặc thù như môn Đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống, giáo viên cần vận dụng triệt để lợi thế của môn học để giáo dục đạo đức học sinh. Việc giáo dục đạo đức trong các môn học đặc thù rất thuận lợi bởi nội dung của môn học cũng tương đồng với nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đối với các môn học Khoa học Xã hội, đây cũng là những môn học khá thuận lợi trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy và thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, không gượng ép, không gây nặng nề cho môn học và không làm mất đặc trưng của môn học.
Đối với những môn học Khoa học Tự nhiên, là những môn học ít thuận lợi nhất trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Giáo viên cần đầu tư chọn những nội dung giáo dục gần gũi, phù hợp để liên hệ giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.3.2.2. Giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua hoạt động giáo ngồi giờ lên lớp
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú về nội dung và hình thức tổ chức như các hoạt động tập thể, vui chơi sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ, thể dục thể thao ... Các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh trải nghiệm và hình thành các quan hệ đạo đức, rèn luyện các hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Thơng qua hoạt động này, HS có điều kiện nhận thức và rèn luyện đạo đức.
1.3.2.3. Giáo dục đạo đức thơng qua cơng tác chủ nhiệm lớp
Có thể nói giáo viên chủ nhiệm là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh. Không những thế, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm còn là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hiệu trưởng, sẽ “nối thêm đầu, gắn thêm mắt, nối dài tay và mở rộng vòng tay” bao quát mọi hoạt động của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt về mọi mặt của học sinh lớp mình phụ trách như về học lực, năng khiếu; đặc biệt là hạnh kiểm đạo đức, hồn cảnh gia đình và về tâm sinh lí cá biệt. Giáo viên chủ nhiệm có nắm chắc các mặt của đối tượng mình phụ trách mới đủ điều kiện tiến hành giáo dục, tránh được sự ngộ nhận, sai lầm, khiên cưỡng trong quá trình giáo dục. Đây là những hiểu biết bước đầu, rất cơ bản để lập kế hoạch công tác chủ nhiệm cả năm.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải tổ chức cho học sinh thâm nhập thực tế. Đó là hình thức sinh hoạt có tác dụng giáo dục đạo đức tư tưởng sâu sắc với ý nghĩa “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các lực lượng giáo dục
khác, thông qua với giáo viên bộ môn, phối hợp với Đội, giáo viên chủ nhiệm tham khảo ý kiến nhận xét của đội viên trong lớp, của những học sinh khác, của phụ huynh học sinh để quan tâm kịp thời đến các cá thể do mình chủ nhiệm.
Để có tư liệu, có sự kiện đầy đủ làm cơ sở nhận xét đánh giá cuối năm, giáo viên phải làm sổ chủ nhiệm. Trước hết phải xác định, làm sổ chủ nhiệm là cho chính bản thân giáo viên chủ nhiệm chứ khơng phải làm để trình với hiệu trưởng. Sổ chủ nhiệm có thể có các mục sau: Danh sách học sinh với sơ yếu lý lịch; đặc điểm từng em học sinh về: học lực, hạnh kiểm, sức khỏe, năng khiếu; mỗi em dành một trang để ghi chép, theo dõi, nhận xét làm cơ sở đánh giá học kỳ, cuối năm; phần tổng kết: kết quả học kỳ 1, học kỳ 2 và kết quả cả năm.
1.3.2.4. Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Nhóm, Câu lạc bộ
Trong q trình thực hiện vai trị của mình, giáo dục luôn tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất để học sinh phát huy hết năng lực và rèn luyện phẩm chất, đạo đức của mình theo hướng phát triển tồn diện. Tuy nhiên, thời gian học trên lớp thì hạn chế mà lượng kiến thức truyền đạt thì nhiều nên việc giáo dục kỹ năng mềm cho các em dường như rất khó thực hiện. Do đó, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức trong các giờ lên lớp thì các phong trào của Đội, Nhóm trong trường học đã đảm nhận và góp phần thực hiện tốt vai trị của mình trong việc giáo dục tồn diện cho học sinh.
Ngành giáo dục và đào tạo luôn nhận thức sâu sắc được hiệu quả từ các phong trào Đội đối với việc giáo dục đào tạo toàn diện học sinh là rất to lớn. Phong trào Đội trong nhà trường là công tác bổ trợ cho việc dạy và học, nó là điểm xuất phát cho các phong trào giúp cho việc dạy và học ngày càng tốt hơn. Đội tổ chức cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo các em học sinh thành những con người phát triển toàn diện. Ghi nhận hiệu quả từ phong trào Đội đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.
Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và lãnh đạo nhà trường, tổ chức Đội phối hợp với giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp triển khai nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bằng nhiều biện pháp với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyền
thống cho học sinh, cứ vào đầu năm học nhà trường tổ chức cho các em học tập và tìm hiểu về truyền thống nhà trường, truyền thống quê hương, đất nước, giáo dục niềm tự hào dân tộc, giáo dục về mục đích, ý nghĩa của Ngày khai giảng, Lễ chào cờ Tổ quốc; hướng dẫn học sinh tập hát Quốc ca, Đội ca đúng nhạc và lời để hát tại các buổi lễ theo đúng nghi thức, thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam; tuyên truyền, kể chuyện ôn lại truyền thống lịch sử về những ngày kỷ niệm lớn của đất nước; thi kể chuyện về tấm gương đạo đức, phong cách Bác Hồ, tri ân các anh hùng liệt sĩ, tham quan nhà Bảo tàng và Khu di tích lịch sử…
1.3.2.5. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sự phối hợp với gia đình và các lực lượng ngồi xã hội
Sự phối hợp các lực lượng này thể hiện chức năng xã hội hóa trong vấn đề giáo dục đạo đức và có tầm quan trọng đặc biệt. Nhiệm vụ của các cán bộ quản lí và các nhà giáo dục là phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thơng tin kịp thời để tìm ra biện pháp tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo mối đồng thuận cao giữa nhà trường, gia đình và xã hội