Quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 33 - 38)

1.4.1. Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

Quản lí cơng tác giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo đức, phát triển nhân cách học sinh tiểu học, đào tạo con người phát triển hoàn thiện về nhân cách, lối sống và đạo đức cách mạng; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Mục tiêu quản lí cơng tác giáo dục đạo đức học sinh tiểu học hiện nay là: - Về nhận thức: Tổ chức cho giáo viên, học sinh có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức; nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho HS.

- Về thái độ: Làm cho mọi người có thái độ đúng đắn trước hành vi của bản thân, ủng hộ, bảo vệ lẽ phải, những việc làm đúng; đấu tranh, ngăn chặn với những việc làm trái với truyền thống đạo đức dân tộc, trái với pháp luật Việt Nam.

-Về hành vi: Từ nhận thức và thái độ đồng thuận, thu hút mọi lực lượng cùng tham gia cơng tác GDĐĐ học sinh, tích cực hỗ trợ cơng tác quản lí GDĐĐ học sinh đạt kết quả cao nhất.

1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục đạo đức

Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo. Quản lí giáo dục phải hướng đến quản lí nhà trường. Quản lí nhà trường thực chất là q trình quản lí lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập của trò, diễn ra trong quá trình dạy học, giáo dục.

Trong nhà trường phổ thơng, nhiệm vụ chính của người quản lí là hồn thành mục tiêu giáo dục của cấp học. Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thơng, Hiệu trưởng quản lí nhà trường, quản lí giáo dục theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lí tồn diện hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, người hiệu trưởng tiếp cận các chức năng quản lí giáo dục, đó là: kế hoạch hố, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.

1.4.2.1. Lập kế hoạch quản lí hoạt động GDĐĐ

Chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của một q trình quản lí. Đây là quá trình thiết lập các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự, thời gian tiến hành các cơng việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Lập kế hoạch quản lí hoạt động GDĐĐ có vai trị giúp mọi thành viên trong cơ nhà trường hình dung trước được kết quả cần đạt và con đường để đạt tới kết quả đó, định hướng cho hoạt động GDĐĐ của nhà trường, là cơ sở huy động và phối hợp các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ của nhà trường. Và là căn cứ để kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động GDĐĐ của nhà trường, đơn vị và cá nhân.

Lập kế hoạch quản lí hoạt động GDĐĐ: Người Hiệu trưởng phải phân tích bối cảnh, thiết lập các mục tiêu cho sự phát triển tổ chức, gồm mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể, nhận diện các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, quyết định về các nhiện vụ, cách thức cần tiến hành để đạt mục tiêu sát hợp với thực tế nhà trường, có bước đi cụ thể với các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu hoạt động GDĐĐ trong nhà trường.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ

Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình phân phân phối, sắp xếp nguồn nhân lực và các nguồn lực khác tạo ra một cơ cấu tổ chức thích hợp, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Đây là chức năng thứ hai trong quá trình quản lí. Nó có vai trị hiện thực hóa các mục tiêu theo kế hoạch đã xác định, có khả năng tạo ra sức mạnh mới cho tổ chức, nếu việc tiếp nhận, phân phối và sắp xếp các nguồn lực được tiến hành khoa học, hợp lí.

Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ trong nhà trường là xây dựng tổ chức bộ máy quản lí của đơn vị, xây dựng và phát triển đội ngũ, xác định cơ chế quản lí và các mối quan hệ phối hợp và tổ chức lao động một cách khoa học.

Tổ chức thực hiện công tác GDĐĐ: Đây là giai đoạn hiện thực hóa kế hoạch quản lí hoạt động GDĐĐ đã đề ra, tức là tổ chức phân công, phân nhiệm cho các bộ phận, cá nhân triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình của đơn vị, đặc trưng của cơng việc và nghệ thuật quản lí của hiệu trưởng mà người hiệu trưởng xác định cơ chế quản lí và các mối quan hệ phối hợp và tổ chức lao động một cách khoa học.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là q trình tác động của chủ thể quản lí tới hành vi, thái độ của CBQL, GV, HS… nhằm hướng dẫn, đôn đốc, tạo động lực cho mọi người thực hiện nhiệm vụ để đưa tổ chức đạt tới mục tiêu với chất lượng cao.

Đây là chức năng thứ ba trong q trình quản lí, có vai trị thực hiện quyền chỉ huy, hướng dẫn các hoạt động; là cơ sở để phát huy tối đa động lực của đối tượng quản lí để thực hiện các mục tiêu quản lí.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ, khuyến khích, động viên, đơn đốc cơng việc, giám sát và điều chỉnh đảm bảo các hoạt động được triển khai đúng hướng, đúng cách và đúng tiến độ, xây dựng môi trường thúc đẩy các hoạt động phát triển.

Hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động GDĐĐ phải phù hợp với nội dung, chương trình, đặc điểm tâm sinh lí và khả năng của các em, với điều kiện thực tế xung quanh địa phương, mang tính khả thi. Cần đề cao vai trị chủ thể tích cực, nâng cao

ý thức tự giác, tự quản của học sinh trong quá trình tiếp nhận sự giáo dục, tự rèn luyện.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tự chủ trong việc thiết kế dạy mơn đạo đức, dạy tích hợp vào các mơn học khác, dạy thơng qua các hoạt động trong lớp, ngoài lớp. Trước khi đưa ra hoạt động GDĐĐ phải phù hợp với logic của bài đạo đức; căn cứ vào mục tiêu của bài để dự kiến hoạt động tương ứng, tránh hiện tượng mục tiêu đã xác định nhưng khơng có hoạt động nào giải quyết nó.

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động GDĐĐ phải đảm bảo sự phối hợp, lồng ghép giữa các nội dung giáo dục, tuyệt đối tránh mâu thuẫn giữa các nội dung, giữa các hành vi, những hoạt động đi trước có tác dụng chuẩn bị, làm cơ sở cho việc tổ chức những hoạt động tiếp theo.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ

Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức. Nó có vai trị thực thi quyền lực quản lí, phát hiện ra những sai sót, tìm ra các căn cứ, bằng chứng cụ thể phục vụ cho việc hoàn thành các quyết định trong quản lí, đơn đốc việc thực hiện kế hoạch, đánh giá khen thưởng chính xác, đối phó kịp thời với sự thay đổi môi trường.

Nội dung cơ bản của kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch là xác định các tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá kết quả thực tế, so sánh kết quả thực tế với các tiêu chuẩn đề ra, đều chỉnh sự lệch chuẩn hoặc điều chỉnh các tiêu chuẩn nếu cần thiết.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ là có kế hoạch kiểm tra, đánh giá về tiến độ và quá trình thực hiện so với yêu cầu đề ra. Đồng thời chấn chỉnh ngay các biểu hiện tiêu cực, lệch lạc và sau đó là sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cho công tác quản lí tiếp theo.

Nhờ có kiểm tra mà người CBQL có được thơng tin công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động đúng hướng, đạt được mục tiêu GDĐĐ đã đề ra.

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng trong chu trình quản lí nhưng nó lại là căn cứ, cơ sở cho việc lập kế hoạch khởi đầu một chu trình mới được chính xác, khả thi và hiệu quả hơn nhờ những kinh nghiệm được rút ra từ việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động trước đó.

Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động GDĐĐ cho học sinh tiểu học, bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Quan sát và xem xét các mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện phù hợp với kế hoạch, chương trình, chuẩn mực đạo đức.

+ Thu thập, hệ thống hóa phân tích, đánh giá các kết quả thực tế của tác động quản lí đế các bộ phận, thành viên, đối tượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường.

+ Qua quá trình quản lí, hiệu trưởng phát huy ưu điểm, khắc phục kịp thời những yếu kém trong tổ chức hoạt động GDĐĐ của nhà trường. Từ đó chỉ ra các nguyên nhân để làm cơ sở cho ra các quyết định, các biện pháp nhằm khắc phục các sai lệch nới trên.

Nội dung cơ bản của kiểm tra, đánh giá:

+ Xác định các chuẩn đánh giá: Đo đạc kết quả thực tế, so sánh kết quả đo đạc thực tế với chuẩn; điểu chỉnh sai lệch nhằm động viên.

+ Xây dựng công cụ đánh giá, phương pháp đánh giá. Nhờ có kiểm tra hiệu trưởng đánh giá được kết quả, tìm ra ưu khuyết điểm.

Như vậy, chu trình quản lí: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá luôn diễn ra một cách liên tục, gắn kết nhau trong q trình quản lí.

1.4.3. Phương pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

1.4.3.1. Phương pháp quản lí hành chính: Là phương pháp tác động trực tiếp

của nhà giáo lên HS bằng các qui định, bắt buộc, cưỡng chế HS, tuân thủ, thừa hành.

Các mệnh lệnh đó chính là các nghị định, văn bản, qui chế, nội qui, qui định... yêu cầu mọi HS phải thực hiện.

Phương pháp này có ưu điểm: nhanh chóng đưa HS vào một khn khổ nhất định, đồng thời thực hiện được công việc chung một cách triệt để.

1.4.3.2. Phương pháp thi đua, kích thích kinh tế: Đây là phương pháp mà các

nhà giáo tác động gián tiếp đến HS thơng qua lợi ích danh dự và kinh tế. Đó chính là các hình thức thi đua khen thưởng. Từ đó động viên khích lệ HS tự giác thực hiện

tốt trách nhiệm của mình. Phương pháp này đặt HS vào điều kiện tự mình được quyết định làm thế nào có lợi nhất cho cá nhân và tập thể.

1.4.3.3. Phương pháp tâm lí - xã hội: Là sự tác động của nhà giáo tới HS

thông qua tâm lí, tư tưởng tình cảm. Đây là phương pháp mà các nhà quản lí vận dụng các qui luật, nguyên tắc tâm lí giáo dục. Từ đó nắm được tâm tư nguyện vọng, đạo đức của HS và có biện pháp tạo lập trong mỗi con người niềm say mê, phấn khởi, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo đối với công việc. Nếu biết vận dụng khéo léo phương pháp tâm lí - xã hội sẽ thúc đẩy con người làm việc tích cực và đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)