Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 70 - 73)

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục tham

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức là điều kiện để có hành động đúng. Trước tiên cần tạo sự chuyển biến về nâng cao nhận thức, từ đó tạo động lực hành động, nâng cao vai trò, trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, GV, các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho học sinh, thấy được sự cần thiết và hiệu quả của hoạt động để có sự ủng hộ, phối hợp, tham gia một cách tự giác và nhiệt tình.

Nâng cao nhận thức là yếu tố vô cùng quan trọng, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu đề ra.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng căn cứ vào vai trò, nhiệm vụ của các vị trí việc làm trong nhà trường để lựa chọn nội dung cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các lực lượng giáo dục này, quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ GD&ĐT, chỉ thị của Sở GD&ĐT về công tác GDĐĐ, giáo dục tư tưởng chính trị và hoạt động quản lí GDĐĐ cho học sinh tiểu học trong nhà trường.

Làm cho họ nhận thức cao về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ trong giai đoạn hiện nay thơng qua chính hành vi, lối sống của bản thân, qua các bài giảng trên lớp.

Tác động vào các lực lượng GDĐĐ trong và ngoài nhà trường để họ phối hợp lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động nhằm tạo môi trường, điều kiện cho học sinh rèn luyện đạo đức.

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GDĐĐ, đặc biệt là đối với GV chủ nhiệm: Người trực tiếp GDĐĐ cho học sinh, có vai trị quan trọng trong q trình hoàn thiện nhân cách HS, GV chủ nhiệm phải là người có đủ sức, đủ tài thay CBQL quản lí HS một lớp học. Vì vậy, GV chủ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn vì mục tiêu đào tạo GD tiểu học và tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm, phương pháp GDĐĐ HS và hết lòng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Cách thức thực hiện nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động GDĐĐ như sau:

Hiệu trưởng tham mưu với Ủy ban nhân dân Phường, Hội đồng giáo dục về nội dung và các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động GDĐĐ trong cha mẹ HS, tổ dân phố, khu phố, nhân dân địa phương nói chung để nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng này.

Hiệu trưởng tổ chức các buổi chuyên đề, bồi dưỡng nhận thức về các giá trị đạo đức và tầm quan trọng của đạo đức, nêu cao ý thức tự học, tự tìm hiểu và rèn luyện trong nhà trường về GDĐĐ, hướng dẫn GV một số phương pháp, kêu gọi mọi người tham gia hoạt động GDĐĐ với thái độ chủ động, tự giác và ý thức trách nhiệm cao. Thông qua các buổi học chính trị, hiệu trưởng triển khai đến các lực lượng GDĐĐ các chủ tương, đường lối, chính sách pháp luật, các chỉ thị của ngành, các quy định về xây dựng con người mới trong giai đoạn hiện nay.

Hiệu trưởng tổ chức tham quan, giao lưu, học tập nhưng mơ hình, giải pháp giáo dục đạo đức để học tập kinh nghiệm và có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

Hiệu trưởng nhà trường đưa việc nâng cao nhận thức, tham gia và kết quả thực hiện hoạt động GDĐĐ cho học sinh vào tiêu chí đánh giá thi đua - khen thưởng, xếp loại viên chức của nhà trường. Có sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng và có nhắc nhở, phê bình việc thực hiện hoạt động này.

Hiệu trưởng tổ chức hoạc tham gia các hội thi liên quan đến nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh.

Hiệu trưởng chỉ đạo GV và các lực lượng GD khác trong nhà trường tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc GDĐĐ. Cung cấp cho cha mẹ HS một số kiến thức chuyên môn liên quan đến việc GDĐĐ, đồng thời cũng nhấn mạnh với HS và cha mẹ HS: Tham gia các hoạt động thiết thực là một trong những yêu cầu bắt buộc của chương trình. Tổ chức các hoạt động GDĐĐ một cách thu hút HS qua nhiều hình thức, có sự chuẩn bị, đầu tư kỹ với sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng tham gia GD.

Để thực hiện tốt các biện pháp trên, trước tiên cần có sự gương mẫu của lãnh đạo nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng, cần có sự chỉ đạo, ủng hộ của Chi bộ, các đoàn thể và của Hội Cha mẹ học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)