3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường
3.2.4. Biện pháp 4: Quản lí đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các
thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Quản lí đổi mới phưorng pháp và đa dạng hóa hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua các mơn học chính khóa như mơn Đạo đức, các mơn học khác, các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Đây là các mơn học, các hoạt động có vai trị quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nằm trong chương trinh giáo dục có hệ thống; nội dung giáo dục đạo đức đã được lựa chọn kỹ lưỡng, cô đọng, khoa học nhằm trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản về những qui tắc và chuẩn mực đạo đức, những kiến thức cơ bản về xã hội, kiến thức về pháp luật cơ bản nhất.
Quản lí đổi mới phương pháp và đa dạng hóa hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ giúp giáo viên nâng cao hiểu biết và khả năng vận dụng các phương pháp giáo dục và hình thức giáo dục tích cực vào trong q trình giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Có như thế, người GV mới nâng cao năng lực tổ chức bài học choHS, đặc biệt là cách tác động đến học sinh sao cho các em chủ động, tích cực, tự tìm tịi, khám phá cũng như vận dụng kiến thức đạo đức vào thực tiễn cuộc sống.
Vỉ vậy giáo viên giảng dạy các bộ môn và tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cũng phải thường xuyên nghiên cứu cải tiến phương pháp và đa dạng hóa hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp và đa dạng hóa hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh. Cải tiến phương pháp giáo dục đạo đức theo hướng phát triển năng lực. Có một thực tế rất rõ ràng là các giáo viên sẽ rất khó thay đổi cách dạy - học đã trở thành truyền thống và thói quen của họ nếu họ không thực sự hiểu vấn đề tại sao lại phải đổi mới. Do vậy, cần trang bị đầy đủ kiến thức cho giáo viên về giáo dục, dạy học theo định hướng phát triển năng lực; giúp giáo viên hiểu cụ thể nhu cầu thiết yếu phải đổi mới phương pháp giáo dục, dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn. Cần lựa chọn giáo viên dạy mơn Đạo đức có năng lực, nhiệt tình tham gia tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Đây sẽ là những giáo viên cốt cán trong đổi mới phương pháp, những giáo viên này sẽ xây dựng các tiết thực tập chuyên đề dạy học, giáo dục giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng phát triển năng lực của học sinh để các giáo viên dự giờ, trao đổi, học tập.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học để bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết về phương pháp dạy học, đặc biệt là các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại, phù hợp với đặc thù của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học; nâng cao kỹ năng sử dụng, vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học vào trong quá trình giảng dạy và giáo dục.
Kế hoạch đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDĐĐ trong từng tháng, từng học kỳ, theo chủ điểm phải chi tiết rõ ràng và phân công thực hiện một cách đầy đủ.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Muốn quản lí đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh, Hiệu trưởng các nhà trường cần thành lập ban chỉ đạo chung cho toàn trường, chỉ đạo tổ chuyên mơn xây dựng kế hoạch giảng dạy trong đó có kế hoạch quản lí
chun mơn chính khóa và kế hoạch hoạt động ngoại khóa. Lựa chọn những giáo viên thật sự có năng lực và nhiệt tình, có tình thần đổi mới, có trách nhiệm trong q trình giáo dục và giảng dạy. Đồng thời hàng năm phải có kế hoạch bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên này.
Hình thức phong phú là thông qua hoạt động GDNGLL. Với ưu thế của hoạt động này, khả năng GDĐĐ trong hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học qua các hình thức hoạt động đa dạng, học sinh có dịp rèn luyện các kỹ năng cơ bản mà mục tiêu giáo dục cấp học đã đề ra. Nội dung chương trình hoạt động đa dạng như: Ý thức, trách nhiệm của học sinh về giáo dục truyền thống dân tộc, về tình bạn, tình yêu, gia đình,…. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động NGLL như: tổ chức thi tìm hiểu, xây dựng các câu lạc bộ, văn nghệ, thể dục thể thao,… để lồng ghép.
Trong cơng tác quản lí các hoạt động NGLL một mặt chỉ đạo giáo viên vận dụng phương pháp tích hợp và lồng ghép, sử dụng cơng nghệ thơng tin, băng, đĩa hình, phương pháp thực tế. Mặt khác, cần phải chỉ đạo các lực lượng giáo dục: GVCN, tổ chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phối hợp với các tổ chức, lực lượng xã hội, với hội cha mẹ học sinh, đơn vị kết nghĩa, chính quyền, cơng an,... trong việc tổ chức mỗi hoạt động cụ thể.
Đối với mỗi bài dạy có lồng ghép cần đưa ra thảo luận trong tổ, nhóm chun mơn để lựa chọn phương pháp và hình thức thích hợp, đảm bảo u cầu, mục đích đề ra. Trong mỗi năm học, chỉ đạo tổ chuyên môn thao giảng một số tiết dạy lồng ghép tốt để các giáo viên khác dự giờ chia sẻ kinh nghiệm.
Quản lí đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy là một nội dung trong công tác quản lí của người Hiệu trưởng nhà trường.
Phân cơng trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, thành viên trong nhà trường: chọn những giáo viên có năng lực, có uy tín, tâm huyết với cơng tác GDĐĐ, giảng dạy các môn Đạo đức, tổ chức các hoạt động GDNGLL nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp và hình thức phù hợp, phát huy tính tích cực cho HS.
Hiệu trưởng tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho HS một cách hiệu quả.
Hiệu trưởng chủ động triển khai và tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho HS.
Huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho HS.
Quan tâm cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ cơng tác giảng dạy và học tập của học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình dạy học nhằm tăng tính hấp dẫn của môn học đối với học sinh.