Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 28 - 30)

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

1.3.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Phương pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động, giao lưu giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ. (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2007).

(1) Phương pháp đàm thoại

Là phương pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa GV và HS về các chủ đề đạo đức - thẩm mĩ dựa trên một hệ thống câu hỏi nhất định.

Trong thực tiễn, GV có thể đàm thoại với cả lớp, với một nhóm HS hoặc từng em riêng biệt. Ở tiểu học nên tiến hành đàm thoại theo con đường quy nạp; nghĩa là đi từ hành vi, sự kiện cụ thể đến chuẩn mực, quy tắc hành vi chung.

Qua trò chuyện, trao đổi với cha mẹ HS, bạn bè của các em và trực tiếp với các em… có thể biết được ý thức, thái độ, động cơ, hành vi, thói quen của chúng khơng chỉ ở trường, ở nhà mà cả ngoài xã hội. Đặc biệt cha mẹ là người hiểu rõ con mình hơn ai biết. Thế nên, việc trao đổi một cách chân tình, tin cậy lẫn nhau giữa GV và cha mẹ HS về mọi mặt: đời sống, học tập, rèn luyện của trẻ sẽ đem lại cho GV nhiều thơng tin chính xác về HS.

(2) Phương pháp kể chuyện

Kể chuyện là phương pháp GV dùng lời của mình thuật lại một câu chuyện có ý nghĩa GD.

Học sinh tiểu học rất ham thích nghe kể chuyện. các em nghe kể chuyện với hứng thú rất cao. Những câu chuyện hấp dẫn có thể gây ra ở HS những ấn tượng mạnh mẽ, những xúc cảm sâu sắc, tác động mạnh đến hành vi của các em và có khi các em ghi nhớ nó suốt đời.

Sau khi kể xong câu chuyện, GV nêu lại câu hỏi đã đặt ra trước khi kể chuyện để học sinh phân tích, rút ra kết luận cần thiết cho mình.

(3) Phương pháp giảng giải

Giảng giải là phương pháp GV dùng lời của mình để trình bày, giải thích, chứng minh cho chuẩn mực đạo đức nào đó.

Phương pháp này có tác dụng giúp HS nhận thức đầy đủ, chính xác về mẫu hành vi đạo đức, hiểu sâu về chuẩn mực hành vi, nhận thức đúng - sai. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp giảng giải là nếu lạm dụng nó thì có thể dẫn đến sự thuyết giáo khô khan, kém hấp dẫn, làm hạn chế hứng thú nhận thức và tích cực, độc lập của HS.

Sau giảng giải GV cần kết luận ngắn gọn về chuẩn mực hành vi cần thực hiện để các em dễ nhớ, dễ vận dụng. Bên cạnh đó, GV liên hệ với thực tế đời sống của lớp, của HS và khuyến khích các em thực hiện theo chuẩn mực vừa được giảng giải.

(4) Phương pháp trò chơi

Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thơng qua những trị chơi cụ thể.

(5) Phương pháp nêu gương

Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương mẫu mực, cụ thể, sống động trong đời sống đạo đức để kích thích HS bắt chước.

Trong GD, tấm gương được sử dụng như phương tiện GD. Nó làm cho chuẩn mực đạo đức trở nên trực quan hơn, cụ thể hơn, có sức thuyết phục hơn. Lời nói sẽ giảm giá trị, giảm ảnh hưởng nếu khơng có các tấm gương thực tế sinh động, cụ thể của người khác chứng minh.

Sau nêu gương, cần kích thích, khuyến kích, động viên HS thực hiện theo tấm gương đã học.

(6) Phương pháp khuyến khích

Khuyến khích là một phương pháp đánh giá tích cực đối với hoạt động và hành vi ứng xử của cá nhân HS hay của nhóm tập thể. Khuyến khích là cách tạo dư luận xã hội tích cực, đồng tình, khích lệ, ủng hộ hành vi đúng đắn.

Khi đánh giá tích cực, các em có được cảm giác hài lịng, phấn khởi, tự tin với năng lực của mình. Từ đó, trẻ mong muốn cố gắng tiếp tục thực hiện tốt hoạt động, hành vi đó.

Một trong những biện pháp quan trọng của khuyến khích là tạo dư luận tập thể lành mạnh khi các em biết ủng hộ, tán thành, khen ngợi việc làm tốt, hành vi tích cực của các bạn.

(7) Phương pháp trách phạt

Trách phạt là phương pháp GV biểu thị sự khơng bằng lịng về những hành động, hành vi sai trái không phù hợp các chuẩn mực hành vi xã hội, quy tắc tập thể. Trách phạt là cách tạo dư luận xã hội khơng đồng tình, khơng ủng hộ hành vi sai trái.

Nhờ có đánh giá của GV mà HS thấy sai trái, lỗi lầm của mình và từ đó các em sẽ thay đổi hành vi, cách thực hiện sao cho phù hợp.

Khi trách phạt có thể sử dụng dư luận tập thể để các em nhắc nhở phê bình và giúp bạn sửa chữa. Tuy nhiên, ta không nên tổ chức riêng một buổi sinh hoạt tập thể để phê bình một em nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)