Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trườn g-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 85 - 87)

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trườn g-

đình - xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội. Phát huy được sức mạnh tổng hợp, tính tích cực giữa nhà trường, gia đình, xã hội thì nhà trường sẽ phát huy được tiềm năng của toàn xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh, tạo nên môi trường giáo dục

lành mạnh, đạt dược mục tiêu đề ra. Sự phối hợp thống nhất giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục chung, vì đây là trách nhiệm chung của tồn xã hội để có một thế hệ phát triển toàn diện.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường xác định các lực lượng xã hội cần phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh như: cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể.

Hiệu trưởng nhà trường cần xác định những nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhà trường thống nhất với các lực lượng xã hội, gia đình HS thống nhất về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhà trường cùng với các lực lượng xã hội, gia đình HS xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường cần có các kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh một cách cụ thể và thông tin đến phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp, các buổi tư vấn học đường.

Mời cha mẹ học sinh, khéo léo trao đổi nếu học sinh vi phạm nội qui hoặc có hành vi chưa chuẩn mực. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh sẽ kịp thời thông báo hoặc phối hợp để cùng đồng hành, cùng thống nhất, tìm ra nguyên nhân, lựa chọn biện pháp thích hợp trong việc giáo dục cho riêng từng trẻ.

Hiệu trưởng chỉ đạo GV chủ động thăm hỏi, liên kết với cha mẹ học sinh sẽ tạo mối quan hệ, gắn bó, thân thiết, tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường.

Thực hiện tốt mối quan hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, đây cũng là cầu nối, chia sẻ, thông tin nguyện vọng, tâm tư, mong đợi của nhiều CMHS. Ngồi ra chính hội cha mẹ học sinh là những người hỗ trợ tốt nhất về tinh thần, cơ sở, vật chất cho đội ngũ, cho nhà trường khi tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Trao đổi với CMHS bằng tin nhắn điện tử, cổng thông tin điện tử, mạng là một trong những biện pháp hiệu quả, nhanh chóng trong việc tuyên truyền, giải quyết nhanh các tình huống, các vấn đề cần kịp thời ngăn chặn học sinh phạm phải.

Phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể sẽ có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh.

Quản lí cần chủ động bàn bạc thông qua các buổi họp, phối hợp cùng thực hiện trong việc tuyền truyền giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận bình thạnh (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)