Phân biệt, tranh luận, dis [150] ở đây nói lên sự chia tách Khởi đầu là sự phân biệt và từ nó sinh ra sự tranh luận, cái này kéo theo cái kia Hai từ

Một phần của tài liệu Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây (Trang 177 - 179)

sự phân biệt và từ nó sinh ra sự tranh luận, cái này kéo theo cái kia. Hai từ ngữ thật gần nhau, trong tiếng Trung Quốc, đồng âm và thường đồng nghĩa, chúng chỉ phân biệt nhau chút ít (biệnbiền). Bởi vì, ở Trung Quốc, tranh luận được quan niệm, theo một lôgích thuần túy mang tính chia tách, đi đến tận chỗ loại trừ, và không bao giờ, hay rất ít khi, theo một lôgích ngược lại, của đối thoại và hợp tác. Như nó đã được các nhà Mặc học định nghĩa, nó là khẳng đỉnh rằng là cái này, trong khi người khác cho rằng không phải là cái đó, vậy nên tất yếu một người có lý và người kia thì không (Quy tắc, B, 35); và nếu các điều kiện của một câu trả lời chặt chẽ có thể được xem xét (x. B, 41), chúng không được phát triển. Bởi cuộc tranh luận không có sự được thua rộng hơn: các nhà tư tưởng Trung Hoa thời Cổ Đại không hình dung rằng tranh luận có thể tạo kết quả và nó giúp khám phá; và đấy chính là, nhìn lần này từ phía triết học, cái làm nên điểm mù trong tư duy của họ - và khiến cho minh triết lâm nguy.

Ta nhận ra điều đó trong bản tổng kết mà nhà tư tưởng Lão học dựng lên sau đây:

Nếu ta và ngươi chúng ta tranh luận, và ngươi thắng chứ không phải ta,

vậy có đúng là ngươi đúng và ta sai không? Và nếu ta thắng chứ không phải ngươi

vậy có phải ta đúng và ngươi sai không?

mở rộng trường của các giả thuyết ra:

Có phải người này đúng và người kia sai,

hay cả hai chúng ta đều đúng, hay cả hai chúng ta đều sai?

Từ đó đi đến ghi nhận này:

Ngươi và ta không thể người này biết về điều đó của người kia [giữa chúng ta]

khiến những người khác đều ở trong bóng tối;

và vậy ta biết giao cho ai làm cho cái ấy đúng được ?

Bởi một người thứ ba không thể chữa lại chỗ ấy được:

Có một người nào đó đồng ý với ngươi chăng? Nhưng, khi ấy, cùng một ý với ngươi, làm sao hắn có thể khiến được điều ấy thành đúng?

Hay có một người nào đấy đồng ý với ta chăng? Nhưng, khi ấy cùng một ý với ta, làm sao hắn có thể khiến điều ấy thành đúng?

Hay lại có một người khác ý kiến với cả ngươi và ta chăng? Nhưng khác ý với ngươi và ta, làm sao hắn có thể khiến điều ấy thành đúng?

Cũng sẽ là như vậy nếu hắn đồng ý với ta và ngươi. Quả vậy, hoặc hắn đưa trở lại lập trường của người này và người kia, hay của cả hai, nhưng khi ấy chẳng còn có cái “đáng tin” (Quách Tượng); hoặc, nghĩ khác cả hai ta, hắn làm bật lên một tách biệt mới, nó chỉ khiến cho tư duy bị gấp lại theo lối khác và, chỉ thêm vào cái trước, ở bên cạnh cái ấy và cũng chẳng gặp được cái ấy hơn, chẳng bác bỏ mà cũng chẳng khẳng định cái ấy hơn, cũng chẳng “có sức thuyết phục hơn”. Hay “ta còn phụ thuộc vào một ai đó khác nữa?”

Con đường tranh luận đã bị đóng lại, còn lại con đường của sự biến dị trong đó, không đối thoại nữa, mà nói một mình. Bởi không phải là “người này với người kia”, trong liên hệ với nhau, mà “tự (do) chính mình”, nhà bình chú kết luận (Quách Tượng, tr. 108), mà ta “sẽ khiến cho đúng”. Bằng hành trình chính mình thấu hiểu, "ngộ ra” trong chính mình, nhờ đó ta có thể khích động người khác, theo đường vòng, song ta có thể thông chuyển. Bởi vì cái nội giới tự bộc lộ ra, như ta đã thấy, trong sự hòa tan của các quan hệ phụ thuộc, và đến cả quan hệ của bóng với cơ thể, ta có thể hy vọng gì ở sự “phụ thuộc đối diện với kẻ khác” - kẻ đối thoại - được thiết lập chỉ bằng sự “biến đổi các âm thanh” thuần túy ấy là sự tranh luận (hóa thành chi tương

đãi)? Thay vì để mình mắc vào trò chơi các đối nghịch, bậc minh triết “làm cho hài hòa” các đối lập theo sự “bình đẳng” tự nhiên, sự bình đẳng của “trời”, nhà tư tưởng Lão học kết luận: trong một lời nói, cứ vậy mà tuôn ra, không còn cắt đứt, “chứa” mỗi vật trong cái không còn bị “hạn chế” (ngu chư vô ý)

Về bản luận văn ngắn về sự bình đẳng của các sự vật và các diễn từ này, nó cũng là một trong những văn bản lớn nhất của tư tưởng Trung Hoa, và chúng ta đã đọc gần như trọn vẹn, chỉ riêng đoạn này, thú thật, là đáng thất vọng. Vì, dưới cái phép chơi nó tổ chức, một lần nữa, nhằm làm thất bại tư duy và, khiến nó dao động liên miên giữa các giả thuyết đối nghịch, đẩy bật nó ra khỏi cái lôgích theo thế đôi ngã của nó, lần này ta nhận ra một nỗ lực chối từ cay độc hơn. Lối chơi, lần này, cố tình cùng kiệt, hơi quá dai dẳng: cứ như phải chặn đứng từ tất cả các bên cái mà sự khám phá sẽ khiến cho tư duy của nó lâm nguy. Đặc biệt: khả năng tiến lên bằng một đối thoại trong đó ta làm cho người khác nhìn thấy, và ngược lại, và do đó, đưa ta ra khỏi cái chật hẹp và thiên vị của các quan điểm: cả sự đóng góp của một người thứ ba làm trọng tài hay người phán xét, sự trung gian hòa giải của anh ta cho phép phá vỡ tính chuyên nhất của các quan điểm đối chất; nhất là, không phải dò tìm mà là xây dựng, cùng nhau, một cái không còn là một sự thính đáng nhất thời, mà vượt qua được tình thế, trở thành chân lý.

Một phần của tài liệu Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây (Trang 177 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)