(tr. 83):
múc mà chẳng bao giờ để cạn và chẳng hay cái ấy từ đâu đến ta gọi đấy là che náu cái ánh rực
Đầy và rỗng thoát ra khỏi thế bị kèm của nhau cũng như cái này và cái kia, các từ ngữ ấy không chỉ là phản đề mà còn tách biệt. Đặc điểm của diễn từ minh triết, ngược lại, là, tránh sự tách biệt - bên này “đầy”, bên kia “rỗng” - nó luôn đứng ở chỗ quá độ từ cái này sang cái kia; như vậy nó chẳng phải chọn lựa và cắt đứt. Chẳng bao giờ lấp đầy mà cũng chẳng bao giờ múc cạn, giữa các trạng thái đối ngược bão hòa và khô cạn đó, chúng vốn có thể nhận thấy rõ ràng và lập thành những tính cách, nó tiếp cận các sự vật ở giai đoạn của tan chảy hay đi qua: ở cái giai đoạn nửa-màu ấy khi còn là cả cái này lẫn cái kia, giai đoạn sắc thái trung tính hay đạm - sắc xám (x. Wittengenstein: minh triết thì xám) -, nhờ đó nó đứng lại được trong dòng chảy của các sự vật, không ngã nghiêng về bất cứ bên nào, và có thể tránh được sự thiên vị. Bởi nếu “đạo rực sáng” và tự khu biệt, nó lôi kéo sự chú ý (và cũng do vậy, tất yếu, khiến nó ngoảnh đi chỗ khác: bởi, chỉ riêng từ việc đó, là đã có một cái “chỗ khác” đến), như đã nói ở trên, “thì không còn là đạo” (vì đạo vốn ở khắp nơi). Vậy nên minh triết, không cố tìm hỏi cái vốn của nội tại (“cái ấy từ đâu đến” - sự “chẳng-tò mò” của một Montaigne) là “khiến cho ánh sáng được hài hòa” (Lão Tử, Đ56) hay, như đã nói ở đây, “đậy điệm cái ánh rực”.
Nhưng làm sao nói được cái luyến (coulé) đó của lời nói (như ta nói về cái “luyến” trong nhạc)? Hay, ít ra, không thể nắm bắt được cái thể không ngừng nghỉ đó của sự biến thông, bởi không thể phân biệt được nó, ta phải nhận ra, bằng cách lùi lại, và nhắm nhìn ở nó từ bờ bên này sang bờ bên kia, tính chất dao động của nó: vừa dao động lại vừa xen kẽ, bởi nó không đứng im lại ở bất cứ bên nào, mà tiến triển trong sự quá độ từ cái này đến cái kia, để không bỏ lỡ mất gì cả. Một hình ảnh nêu rất rõ đặc tính của lời nói minh triết trong cái nghĩa mà nó đã dùng để chỉ ra cái ấy (chi ngôn) (x. ch. “Ngụ ngôn”, trang 947; x. Lối vòng và Nơi đến, tr. 380). Trong thời Cổ đại, thấy có tả một loại cốc hay bình mà khi đầy thì nó nghiêng, khi rỗng thì nó đứng thẳng dậy: thay vì đứng nguyên trong một thế như nhau, nó tiến triển tùy theo tình thế. Hình ảnh khá rõ: vì nó không có vị trí cố định (x. đã nói về
quả cân, biểu tượng của thích ứng), theo các nhà bình chú, cái bình ấy gợi lên khả năng của trí tuệ, thay vì bám vào một một quan niệm, như là một tâm trí đã thành, giữ được sự tùy nghi và không thiên vị; và như một chất lỏng, khi tràn ra khỏi bình, chảy về mọi phía chẳng phân biệt, nó cũng minh họa cho sự không có quan điểm (chủ đạo), đặc điểm của lời nói minh triết là nó không cứng nhắc và cố định; thay vì cố định vào một sự ổn định, của các sự vật hay các định nghĩa, mà ta biết chúng đều là hão huyền, nó biết rằng, bằng sự dao động riêng của nó, khớp hợp với tính không đặc cứng của chúng. Còn hơn thế, chính bằng cách tự sửa đổi không ngừng nó luôn đi đến tận cùng các sự vật. Bởi, đổi mới và tuôn chảy “ngày qua ngày”, như chiếc bình kia, lời nói minh triết “khớp hợp với giới hạn của Trời” (tự nhiên); thay vì tham vọng nói lên một ý nghĩa, nó cũng “tùy đó mà rải rắc ra”: tùy theo đó mà rải rắc ra, chỉ có nó mới đi đến được “tận cùng” của tiến trình (tr. 108).
Tại sao “lời nói dao động” đó lại là tốt hơn cả, không phải để nói lên cái thực tại bằng cách cắt nghĩa nó, mà là chứa đựng nó (x. chiếc bình) bằng cách khớp hợp với nó đến tận giới hạn triển khai của nó, để “đuổi kịp được độ kéo dài của nó”? Do các sự vật không ngừng thay thế lẫn nhau bằng những “hiện thực hóa khác nhau”, thành một dòng chảy không có “bắt đầu” cũng không có “kết thúc”, và ta không thể tìm thấy ở đó một “trật tự cho trước”, nên ta cũng cần tôn trọng sự “bình đẳng tự nhiên” đó bằng lời nói. “Ta không thể gắn mình vào một phát biểu riêng” được dùng làm “điểm xuất phát”, hay làm nguyên lý, một nhà bình chú đã nhấn mạnh điều đó (tr.952). Một lời nói tiến triển, trái lại, không ngừng đổi mới và, do đó, không áp đặt định hướng hay ưu tiên, có thể đáp ứng từng cái vốn vậy, trong cái chưa từng có mỗi lần, trao mình cho sự đăng quang riêng của nó; đồng thời, biến đổi từ cái này sang cái khác, nó khiến ta hiểu ra cái vốn không bị làm cho khác biệt đi của tiến trình, cái nền tảng “ngang bằng” liên kết chúng lại với nhau.
Như vậy không phải sự xác định một ý nghĩa, tuân theo lôgích của các định chuẩn, và trong sự tôn trọng nguyên lý về mâu thuẫn, có thể tóm bắt cái thực tại trong sự uyển chuyển và kín mật của nó (cũng như cường độ của nó); bởi cái nói ra ổn định nó lại, trong khi dán nhãn lên các tính cách của nó, bao giờ cũng là tiền chế. Đối với nhà tư tưởng Lão học, ta thường nói đến
một chiến lược ngược lại (x. ch. “Thiên hạ”, tr. 1098). Một chiến lược trong đó, ngược lại, sự loe ra và tràn đầy của lời nói, do sự buông lỏng của cái nói được thực hiện lúc đó, và do trong đó sự chật hẹp của quan điểm được tháo dỡ ra, có thể nắm được [nó] trong dòng chảy của nó và thu bắt được [nó]. Chính bằng cách nói khác nhau mà ta có thể để cho biến thông (cái ta coi là cái “nội giới”, hay “cuộc sống”). Bởi, giải thoát mình ra khỏi mệnh lệnh của ý nghĩa cũng như khỏi sự ràng buộc của các phạm trù, khi đó ta sẽ nói như là “cái ấy đến”. Cái ấy đến: thực tại đến trong lời nói và, cũng là, cái ấy tự làm lấy một mình, không có sự căng thẳng của cái nói cũng chẳng có áp lực của các từ:
Với những diễn từ rỗng và xa xôi, những lời nói rộng đến vô tận,
những phát biểu chẳng có đầu chẳng có bến,
ông để cho đi theo cái tùy thuộc của khoảnh khắc mà chẳng rơi vào thiên vị
và không để cho mình xem xét sự vật từ một quan điểm đơn phương.
Cho nên diễn từ của minh triết được quan niệm như là một biến dị. Bởi chỉ có diễn từ đó mới cho phép luôn nhìn nhận phương diện này hay phương diện khác một cách không khác nhau, đúng như nó dến, “tùy theo”, và đón nhận mà không sáp nhập nó vào trước, và như vậy cũng là quy tắc hóa nó, cái đặc điểm của mỗi cái vốn vậy. Nó là lời nói luôn được tùy nghi và luôn chỉ là chớm bắt đầu nói, không thiết lập, và mỗi lúc lại có thể quay về phía cần quay về; không tập trung vào bất cứ cái gì, không làm nổi bật lên bất cứ cái gì, nó trả lời chỉ bằng chính cách tiến hành của nó, luôn ở sát, “ngang bằng” với các sự vật. Và cũng là, do chuyển từ quan điểm này sang quan điểm kia, nó cho phép không dừng lại ở bất cứ cái nào trong số đó, sự biến dị không ngừng dở bỏ quan điểm ra khỏi các rào cản và giữ cho nó được mở; đồng thời, chỉ bằng cách không ngừng biến đổi góc nhìn, bằng cách luôn trở lại trên đó, mà ta có thể “nhận ra” [cái], rải ra thông qua mọi thứ, không bao giờ có thể cô lập được, và thậm chí không còn có thể nhìn thấy được vì quá hiển nhiên. Chính ở chỗ đó sự biến dị phân biệt với diễn từ lũy tiến và xây
dựng, bởi vì nó biện chứng, vốn là diễn từ của triết học.
VIII