“tự nó vốn vậy”, theo lôgích của minh triết, phải đưa nó vượt qua mọi tách biệt: không đối lập nữa, theo cách loại trừ, cái “vốn vậy” với cái “không vốn vậy”, như ta vẫn thường làm (cũng như ta thường dứt khoát với cái "khả dĩ”, hay với cái chính đáng và cái không chính đáng, với cái phù hợp và cái
không phù hợp; tr. 69). Bởi các phán xét, dưới dạng chọn cái này hoặc cái kia, dứt khoát về cái khả dĩ hay cái vốn vậy bao giờ cũng được quan niệm từ quan điểm, với tư cách là “tâm trí đã thành”, của người phát ra chúng (tùy thuộc cái đó “theo đúng ý hướng của anh ta hay không”, Thành Huyền Anh). Mọi vật đều có cái vốn vậy của nó, mọi vật đều có cái khả dĩ của nó” (Vật cố hữu sở nhiên, vật cố hữu sở khả). Cái mà tôi gọi ở đây là “của nó” (cố) là nước đôi: nó có thể có nghĩa là, khi ta phát ra một phán xét, ta bị mắc vào trong cái “vốn vậy” của mình, hay trong cái “khả dĩ” của mình, của quan điểm riêng của mình, điều không thể không khiến ta sa vào thiên vị (“của mình” sẽ có cái nghĩa “ngoan cố”, “quyết định”, như khi ta nói về các ý kiến đã quyết định); cũng như việc, không còn thuộc về chuyện phán xét mà là chuyện ghi nhận (cái hiển nhiên), rằng mọi vật về thực chất đều có một cái tự nó vốn vậy (cái do đó tự nó vốn là vậy), thực chất đều có một cái khả dĩ (cái khiến cho đối với nó khả dĩ): “của nó” ở đây sẽ có nghĩa là về thực chất, cố hữu (dường như công thức ấy được dùng theo nghĩa thứ hai này ở chương “Ngụ Ngôn”, tr. 950). Khi đó, minh triết sẽ là chuyển từ cái này sang cái kia: là không đưa ra phán xét thuỳ thuộc vào cái vốn vậy hay không vốn vậy (là có thể, là thích hợp hay không), mà là mỗi lần lại thấy mỗi vật tự nó “vốn là vậy” như thế nào; hay mỗi vật cùng có cái là “khả dĩ” của nó như thế nào. Sẽ là nhận ra cái vốn vậy từ chỗ vốn là vậy, cái có thể từ chỗ khả dĩ. Bởi “mọi vật đều có cái vốn vậy của nó”, “mọi vật đều có cái khả dĩ của nó”; “không có vật nào lại không là vốn vậy (hay: mà không lại vốn vậy), không có vật nào lại không khả dĩ (hay: lại là không khả dĩ)”. Nói cách khác, minh triết chính là chuyển từ cái của nó của sự gắn bó sang cái của nó của nội giới; đó là đảo ngược cái nhìn: là chuyển từ cái “của nó” vốn là cái “của tôi” của mình sang cái “của nó” nó là cái “mình” của kẻ khác - của mỗi người. Là làm cho quan điểm của mình trùng khớp với quan điểm của mỗi vật (cái quan điểm theo đó nó là “vốn vậy”), và, từ đó, quan điểm “của nó” không còn là của nó nữa. Cũng là nói, như người ta thường nói, rằng minh triết nằm ở chỗ, không phải là phán xét, mà là thấu hiểu, minh triết chỉ đơn giản có nghĩa là, thay vì dứt khoát theo quan điểm của mình, các sự vật được “soi sáng” theo cái vốn riêng của chúng, dưới góc độ của sự đăng quang của chúng (của “trời”); và vì
vậy, theo cách nhìn của nó, mọi thứ đều có thể được minh chứng - minh triết không bỏ rơi mất bất cứ cái gì.
Sự tách biệt được dở bỏ đi, cái “tự nó là vậy”, cái “khả dĩ” tự bộc lộ ra hoàn toàn mở. Ta gặp lại công thức của Khổng Tử : (đối với ta) chẳng có gì “khả dĩ” hay không không khả dĩ, không có gì về nguyên tắc là thích hợp hay không thích hợp. Không còn áp đặt lên thế giới sự phán xét cưỡng bức của mình, từ nay bậc minh triết có thể sử dụng nó chẳng còn hạn chế hay lúng túng chút nào nữa. Dịch câu này cần thật tế nhị: “Cái do chỗnày/ đúng
không còn tác dụng nữa” (tôi sẽ bình giải là: không còn viện đến những phán xét ở đó ta bảo vệ quan điểm của mình), bậc minh triết “gửi cái đó trú ở trong chỗ ông vẫn thường dùng” (vi thị bất dụng nhi ngự chư dung). “Gửi trú”, theo nghĩa ta tạm gửi trú, nhân đi qua (như ta gửi trú một người nào đó trong một khách sạn, hay ta gửi trú một ý nghĩa trong một ngụ ngôn): sự gửi trú đó không được coi như là chánh quán, nguyên lai, cũng không được coi là quyết định, đồng thời đấy đúng là một nơi trú ngụ, cái nơi có được lúc bấy giờ, nơi thuận tiện hơn cả; mỗi vật đều có đúng vị trí của mình, nhưng vị trí đó là uyển chuyển, nó mang tính tiến triển (theo hình ảnh sự tiến triển của các sự vật). Gửi trú “cái ấy” như vậy trong sự ứng dụng thông thường của nó có nghĩa là ta không nhốt chặt nó lại ở đó: ta không tin ở sự phân định về nguyên tắc của nó, ta không phủ lên nó đòi hỏi bất kỳ nào. Bởi tự chính mình không gắn bó cũng không tách bỏ hoàn toàn, không “dính chặt” cũng là “rời bỏ”, theo đúng công thức sẽ được sử dụng sau đó, ta có thể khớp hợp và làm cho khớp hợp cái đạo “thông thường” qua đó là được (chính vì thế mà nó là thông thường) - qua đó cái ấy đi qua, qua ấy cái ấy vận hành, qua đó “khả dĩ”; và qua đó, như được chỉ ra ở chỗ khác (tr. 100), tất cả các vật đều “hoàn toàn là như vậy” (vạn vật tận nhiên), có thể đi đến cùng cái vốn vậy của chúng. Như nhà bính chú nói (Quách Tượng, tr. 72): “Kẻ có tâm trí mở không bị sa lầy vào một phía”, không sa lầy vào bất cứ phía nào, mà anh ta “trú” (chính mình/ những người khác)” một cách thích đáng trong việc sử dụng cái tự nó hoạt động” và, “do vậy chỉ có thể giăng trải ra đủ đầy, toàn vẹn”; “do mọi vật tự chúng hoàn tất chức năng của chúng”, sponte sua, “nên chẳng còn có chỗ cho các tách biệt”, chẳng còn phải tự hỏi có phải vốn vậy
hay không vốn vậy (tr. 78). Chối bỏ sự phán xét chân lý, bậc minh triết khớp hợp được với sự thích ứng: vượt qua mọi phán xét nhất quyết, ông phán xét “tùy theo” (nhân thị kỷ). Tùy theo - chỉ thế thôi. Cũng chẳng cần phải phân biệt đấy là tùy theo thiên hạ hay tùy theo mình. Bởi đặc điểm của minh triết, như ta đã thấy, đích xác là ở chỗ sự đối diện đó đã biến mất: cái mà, để kết thúc, nhà tư tưởng Lão học gọi là “lưỡng hành”. Bằng cách tiến hành từ cả hai phía, nên chẳng còn có phía nào nữa, ta đã rời bỏ tính đơn phương của phán xét để (tự) “yên vị trong sự cân bằng của trời” (tự nhiên) ở đấy mọi sự đều có công dụng của nó - ở đó mọi cái đều có cái tự nó vốn vậy, ở đó mọi cái đều có cái khả dĩ của nó; và tâm trí trở nên không bị ràng buộc.
IV