Trong lòng nền văn hóa châu Âu, Montaigne là người nói tốt nhất về

Một phần của tài liệu Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây (Trang 159 - 161)

điều đó. Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Pyrrhon, giải thoát ông ra khỏi các đối nghịch (song khỏi cả một tâm lý học khắc kỷ chủ nghĩa về sự tán đồng, cũng như một chủ nghĩa khoái lạc về thiên hướng và về nhục dục, v.v.), ông đã quan niệm một “tự nhiên”, được cạo sạch khỏi triết học, mà ta “tự làm hại mình” với nó với tư cách là “bậc minh triết”:

Các nhà triết học, hết sức có lý, trả chúng ta về với các quy tắc của Tự nhiên; nhưng chẳng để làm gì cả một nhận thức cao cả đến thế; họ xuyên tạc chúng và trưng ra cho ta khuôn mặt tô vẽ quá sặc sỡ và quá màu mè của chúng, từ đó nảy sinh bao nhiêu chân dung khác nhau của một cái chủ quan thật quá đỗi đơn điệu. Cũng như đã cho ta những cái chân để đi, nó đã cẩn trọng dắt dẫn ta trên đường đời; sự cẩn trọng không khéo léo, tráng kiện và khoa trương bằng sự cẩn trọng trong ý định của nó, nhưng với vẻ duyên dáng dễ dàng và bổ ích, và nó làm rất tốt điều kẻ khác nói, trong kẻ đã có được cái hạnh phúc được biết một cách ngây thơ và trật tự, nghĩa là một cách tự nhiên. Ký thác mình đơn giản nhất cho tự nhiên, ấy là ký thác mình một cách minh triết nhất. (III, 13. “Về kinh nghiệm”[143].

Về một đối tượng “đơn điệu” đến thế: cái nội giới ấy là thuộc về cái

thông thường (khó nắm bắt được vì nó quá thông thường, cho nên triết học

đã cố nâng cao nó lên, và cố phân biệt ra; “nhưng xứng hợp dễ dàng và bổ ích”: chỉ cần khớp hợp với đạo của sự điều tiết thông qua sự đăng quang của mỗi cái vốn vậy. Sự “dốt nát” không còn là một khiếm khuyết về nhận thức, mà là một sự “thiếu tò mò”, một cái gối “mềm” và “êm” để cho một cái đầu tốt được dựa nghỉ lên đó”. “Hãy để cho tự nhiên một chút”; “hãy chịu các cái dở “một cách tự nhiên”, “theo điều kiện của chúng và của ta”. Tùy theo, “hãy

để cho đi qua”. Và cơ thể cũng “đi qua” đó, cái cơ thể biến đổi, già đi: "Một chiếc răng của tôi vừa rụng, chẳng đau đớn, chẳng cố gắng: ấy là thời hạn tự nhiên của nó”.

Montaigne, trong bản luận văn cuối cùng này, bảo rằng, sau sự vội vàng của ham muốn, khi đã qua cái thời áp đặt dự tính của mình cho các sự vật, sẽ đến một thời mà người ta bắt đầu để cho đến, một thời mà người ta để cho “đi qua”, để cho các sự vật tự chúng đi qua. Minh triết tự nó đến. Nó đến như tuổi già đến. Tự chính nó - nó đến một mình: tuổi tác, tuổi già là trải nghiệm mà ta làm, mà ta không thể không làm - cái ấy tự nó đến một mình. Nếu minh triết đến cùng với tuổi già, thì có thể được minh triết trong tuổi trẻ của mình là tốt (ta chỉ có thể là nhà triết học: chỉ cần có “cái đầu” triết học); và nếu minh triết “không nói” với tuổi trẻ, là vì tuổi trẻ có thể hiểu - một cách lý tính, với tư cách là tư tưởng - nhưng nó không thể “ngộ ra”. Cần phải có thời gian, hay, chính xác hơn, cần có sự cuộn mở (người Trung Quốc rất chăm chú đến điều này, họ luôn nghĩ về tiến trình của các sự vật): sao cho, bắt đầu giãn ra và buông ra, sức sống sẽ tự để cho đi qua; và, cơ thể đã bắt đầu chết, “tan rã” và “tự nó thoát ra”, như Montaigne nói, thông qua cuộc rút lui này, ta dần dần trở nên nhạy cảm, với dòng chảy của các sự vật nó khiến ta biến mất, ta bắt đầu thấm nhiễm được nó. Không còn có ta đối diện với thế giới (cái ta bành trướng và thế giới thì như là đối tượng để nhận thức và chinh phục), mà, “tự chính ta” đã bắt đầu úa vàng và tự tháo gỡ đi[144]. (Montaigne nhấn mạnh: “Và cái phần ấy của sinh thể tôi và nhiều người khác đã chết, những người khác thì nửa chết...”), ta “hiểu” (theo nghĩa có thể cảm thông được) sự đi qua liên tục của các sự vật; và, tự mình làm người đương thời của quá trình đó, ta sống “đúng lúc” ("Tuyệt tác vĩ đại và vinh quang của chúng ta, ấy là sống đúng lúc”). Bởi nếu tuổi già là một hệ quả của thời gian trôi qua, và về cái tuổi già đang đến, không phải ta chịu đựng, thậm chí cũng chẳng phải ta “chấp nhận” các sự vật như chúng là vậy, hay ta không còn thấy ham muốn chúng khác đi, mà là ta đơn giản nắm lấy chúng như chúng đến, chẳng phán xét chúng nữa, trong sự đi qua của chúng - nhân đi qua: bằng cách “nhận ra” rằng mọi sự chỉ có mỗi việc đi qua.

Cũng như có một thời riêng từng người của minh triết, cũng có một thời lịch sử của minh triết, hay ít nhất của cái nói ra của nó; cần có những điều kiện đặc biệt để nắm được nó. Montaigne đã nói được thành công [về nó] trong chỗ khuyết lộ ra giữa cái biết mang tính chinh phục của các nhà nhân văn chủ nghĩa, sắp đặt lại thế giới, và sự cấu tạo của chủ thể theo thuyết Descartes như là chủ thể nhận thức. Giữa cái cử chỉ của một thu hồi và cử chỉ của một sáng lập. Cái “mình” không còn hòa lẫn với một sự chiếm hữu thích thú các sự vật, mà cũng còn chưa trở thành, bằng cách ly khai, và để lọc trong - tự mình chiếm hữu - res cogitans; cái “mình” được rỗng, cái “mình” mở. “Nhạy cảm một cách lý tính” - lý tính một cách nhạy cảm”, đấy là một cái mình mở ra với các khác nhau, nó nhạy cảm với cái “đặc biệt đến thế” của mỗi cái vốn vậy; đấy là một cái mình của “thử nghiệm”. - Nhưng làm sao nói được [về nó] ở bên ngoài “mình”? Làm sao nói được về cái “nội giới”, hay đúng hơn để cho nó đi qua, nếu không còn phải là trong bối cảnh của cái

mình mà ta cảm nhận ra nó, cũng không phải về phía các “sự vật”, bị sa lầy trong đối tượng? - mà như [cái vẫn] không ngừng đi qua?

VII

Một phần của tài liệu Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)