Ta cũng biết cái lối các nhà hoài nghi chủ nghĩa đã dự tính tránh đỡ

Một phần của tài liệu Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây (Trang 163 - 166)

khó khăn bằng cách thanh lọc cái logos khỏi thiên hướng bản thể học của nó. Dù chỉ là, trước hết, bằng cách xem nó như một liều thuốc tẩy tự nó kéo tháo ra trong khi kéo tháo theo tất cả các thứ khác: khác với những diễn từ khác, nuôi tham vọng mang lại giá trị cho chính chúng, diễn từ hoài nghi chủ nghĩa chỉ nhằm giải thoát ta khỏi diễn từ bằng cách biến mất đi cùng với nó. Nhất là, chúng đã hiệu chỉnh những hình thức phát biểu cố thoát khỏi tính đôi ngã giữa một lôgích của ý nghĩa (cơ sở trên sự quy chiếu) và một lôgích của cái phi lý - đưa đến im lặng. Hoặc bằng cách sử dụng một cách có hệ thống các tiền tố phủ định, chúng ngăn chặn trước mọi xác định có thể có, dập tắt chức năng thuyết giáo của lời phát biểu (“phi-khác biệt” - “phi-ổn định” - “phi-xác định”); hoặc nữa bằng cách tận dụng tính uyển chuyển về ngữ nghĩa (x. Frédéric Cossutta), cầu viện đến các từ ngữ, không hoàn toàn tương đương, song vẫn không ngừng trùng khớp lại với nhau và, do đó, kéo dài ra, để, bằng lối trượt đi từ từ như vậy, chúng che đậy sự ổn định không thể có được của trường ngữ nghĩa. Thông qua sự biến động từ ngữ đó, một hệ quy chiếu được duy trì, nhưng nó không còn mang tính khẳng định và vẫn là gián tiếp. Tóm lại diễn từ của Pyrrhon sẽ là một phản-diễn từ, nó phủ định mà không phủ định, khẳng định mà không khẳng định, thoát rời ra khỏi cái nói của nó trong khi nói về cái đó. Các từ ở đấy cùng lúc sẽ nói ra cái chúng nói và cái hư không của cái chúng nói (Marcel Conche): làm thất bại

một cách mỉa mai sự xác định giáo điều sẽ phản bác nó, cùng lúc nó sẽ tố giác cái ảo tưởng mà mọi diễn từ đều sinh ra.

Bởi Aristote đã từng đặt vấn đề này: ta có thể không còn coi rằng một điều gì đó đúng “sẽ không đồng thời là không đúng”, nhưng nếu ta đặt cái đúng và cái sai ngang bằng nhau và xóa đi các khác biệt, thì ta sẽ không thể phát biểu được gì nữa cả. Bởi ta sẽ nói “cùng lúc cái này và không là cái này”, sẽ bị xóa mất đi điều kiện có khả năng của một ý nghĩa. Song, chính đấy lại là câu hỏi mà nhà tư tưởng Lão học đối mặt, nhưng lại đứng về một phía hoàn toàn trái ngược: làm sao có thể nói được cùng một lúc cái này lẫn cái không là cái này và, do đó, vượt qua được sự tách biệt của chúng? Không nói nữa [về nó] như là một cái này đang cố thoát khỏi thế bị kèm, bị nhốt chặt trong cái cá thể của nó và, do vậy, bị cứng lại, không thể thể hiện ra được, vì bị cắt đứt khỏi tính toàn thể của tiến trình của nó và trở thành chuyên nhất, mà thu bắt lấy qua tất cả “cái này” cái vốn chung - đồng đều, không khác biệt - khiến cho nó là vốn vậy. Một chức năng khác được khám phá ra, hay đúng hơn được tìm thấy lại, cái chức năng mà triết học đã loại bỏ (nhưng được thơ, ít nhất là thơ hiện đại bắt lấy lại? - Mallarmé, Rimbaud) và sự rẽ nhánh này cùng với Trung Hoa cho phép ta được gặp trở lại. Nói ra ý nghĩa, bằng cách tự xác định (theo nguyên lý mâu thuẫn; x. Cassin-Narcy: “quyết định” của ý nghĩa), không còn là việc của lời nói nữa, mà là thông qua những xác định do nó gợi lên, và bởi vì nó khiến cho chúng tràn ra, để cái nội giới biến thông. Bởi, cái nội giới (cái nội giới của “đạo”) là cái ta không thể “nói” về nó (tách riêng, làm cho nó nổi bật lên) và ta chỉ nó thể gợi lên bằng cách để nó biến thông. “Để cho là” - “để cho biến thông”: không phân biệt và bất kể làm sao, nhưng bằng cách vô hiệu hóa cái chuyên nhất trong đó.

Ta đã xem xét việc chối từ nói, vì lợi ích của một tác dụng khác của lời nói, trong một đoạn dẫn ra trên đây, mà việc dịch đã buộc tôi phải diễn đạt lại một cách quá ư chính xác, và do vậy thành ra hạn chế - khít chặt theo ngữ pháp các công thức và làm xơ cứng ngữ nghĩa (ở trên, tr. 90). Lần theo đúng từng từ một:

nắm không gian - thời gian

để/làm cái chỗ nối này - hợp nhất để cho cái trơn trợt này - tối tăm [...]

Lời nói mờ ảo, mập mờ, lỏng lẻo, “buông thả”, như đã được nói ở lời mào đầu, ở đó ngữ nghĩa được tháo ra và chỉ có sự song song khiến cho nó đứng vững (như là biểu hiện của tính đối cực hoạt động trong mọi tiến trình): cách thứ nhất để cứu vãn lời nói là không xác định nó: không nói đích danh, chính xác bất cứ một cái gì nữa, mà loe rộng ra đến cùng cực, nó có thể để cho biến thông.

Trong sự hòa tan của ý nghĩa - bằng sự loe rộng ra của các khác biệt - tính không thể giới hạn của “đạo” biến thông. Điều ấy dẫn đến chỗ quan niệm một cách khác hơn chức năng quy chiếu của lời nói: không vì thế mà từ bỏ mọi quan hệ quy chiếu, nó không còn bị cột vào quan hệ này nữa. Một công thức đã nói về điều đó ở bậc minh triết: “Không nói, ông nói - khi nói, ông không nói (tr. 97). Hay, để cho chính xác hơn, nói ở đây có nghĩa là quy chiếu (x. cách sử dụng của nó trong Quy tắc Mặc học A, 80; B, 35), lời nói của bậc minh triết

không quy về [đâu cả], quy về [một điều gì đó]; quy về [một điều gì đó], không quy về [đâu cả] (vô vị hữu vị, hữu vị vô vị)

Ta gặp lại ở đây hai kỳ của minh triết, lời nói này không gắn vào cũng không rời ra. Nó không gắn vào sự quy chiếu, theo lối trực tiếp, nó cũng không rời bỏ mọi quan hệ quy chiếu và không trở thành trống không: nó không sa lầy nhiều hơn vào các cái quy chiếu cũng như nó không từ bỏ mọi năng lực quy chiếu; tất cả quan hệ quy chiếu không bị cắt đứt, nhưng nó mơ hồ và, do vậy, trong mỗi trường hợp, là gián tiếp. Thay vì giới hạn, sự quy chiếu trở thành nước đôi; thay vì cưỡng bức, nó là tùy nghi: mở rộng toàn vẹn nhất - như tâm trí của bậc minh triết là “mở”, - nó sẵn sàng đón tất cả những gì đi qua nó đồng thời nó cũng là biểu lộ của mỗi cái vốn vậy.

Cho nên diễn từ của minh triết mới nghèo nàn đến thế, trong phát biểu của nó - và có vẻ thật đáng thất vọng -, nhưng nó không ngừng khiến ta suy nghĩ: bởi vì, trong cái phẳng lặng của nó, nó nối lại với cái bình diện cơ bản

(đồng đều) vốn làm cho tất cả thông liên với nhau và, do đó, trở thành thấu

tình (compréhensif). Bởi nếu nó không xây dựng cũng chẳng vén mở lên một

ý nghĩa nào, nó cũng không che dấu cái ấy để gợi lên sự thèm muốn, đi đến chọc thủng, chinh phục và xứng đáng với cái ấy. Không, lời nói của bậc minh triết bằng phẳng - bẹt dí: thay vì làm bật lên các đối lập và làm nổi lên sự độc đáo, nó không ngừng trả về cho cái tất cả rất chung vì sự tầm thường của nó; và khiến cho ta hiểu ra đòi hỏi, duy nhất, là phục hồi tất cả cho đều bằng nhau.

Nói suốt đời, ông chẳng bao giờ nói,

chẳng nói gì suốt đời, ông chẳng bao giờ nói (tr. 949)

Nói cách khác, sự im lặng của ông nói lên: bằng cách im lặng, ông để cho cái nội giới biến thông; vì lời nói của ông lặng im: ông làm tắt lịm các khác biệt.

Một phần của tài liệu Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây (Trang 163 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)