Xuất thứ hai của tôi: bậc minh triết là người hoàn toàn mở với cá

Một phần của tài liệu Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây (Trang 101 - 103)

vốn là vậy của mọi sự vật, thường xuyên tiếp cận được đến chúng. Ngược lại,

kẻ nào sa vào thiên vị, để cho tâm trí mình biến thành một quan điểm riêng, thì sẽ đánh mất minh triết. Đối với Trang Tử, nhà tư tưởng Lão học thế kỷ thứ IV trước công nguyên, cũng vậy, bậc minh triết là người không có quan điểm cố định, luôn dừng lại và ông ta có thể gọi là quan điểm của mình (x. cả

Lão Tử Đ 49); chính ông, trong thời cổ đại Trung Hoa, chỉ ra rõ ràng hơn cả do đâu mà những sự chia tách các quan điểm đó đã khiến người ta không nhìn ra được cái tổng thể của đạo. Ông bảo người ta đánh mất minh triết là do cái mà ông gọi là một “đầu óc đã thành (thành tâm) (advenu)” (cũng giống như ta nói một đầu óc thành kiến): cũng như, “khi ta vừa nhận được nó” ta giữ “đến tận cùng” cái vật đã “đã thành” về ta, không thể “biến đổi” được nó, và như vậy, khiến cho mình luôn bị hạn chế (Nam Hoa Kinh, ch.II, “Tề vật luận”, tr.56). Bởi vì, do sự thành (avènement)[96] này mà tự tước mất đi của mình mọi sự thành có thể khác, nó khiến ta nhìn nhận sự vật dưới phương diện này và quên mất tất cả các phương diện khác; các sự vật bị lấp kín ở đó. Vậy nên, nhà tư tưởng Lão học cho rằng, khi một định hướng đã hình thành trong tâm trí ta, thì cái thế giới mà tâm trí ta hội giác đông cứng lại và nghèo nàn đi: cho nên, như chúng ta đã nói từ đầu, bậc minh triết không để cho hình thành trong tâm trí một nếp gấp nào hết.

Triết học cổ điển của chúng ta cũng nói rằng mọi xác định đều là phủ định; nhưng nhà tư tưởng Lão học đã đẩy cái lôgích ấy đến cùng cực, ông phóng chiếu nó lên cuộc sống: ngay khi một sự vật nào đó vừa xảy đến, thì nó đã đến theo một cách nào đó, chứ không phải theo cách khác, và cái cách ấy đã loại trừ các cách khác; kẻ đã chấp nhận một quan điểm nhất định nào đó tức là đã tự đóng mình lại đối với các quan điểm khác. Chúng ta gọi đó là một “quan điểm”: và quả đúng là một điểm, thực sự là như thế này hoặc như thế kia, và “cái ấy” (sự vật) được nhìn nhận từ cái đã tương đối bất động như vậy. Mở ra một phối cảnh, nó vùi lấp mất các phối cảnh khác; để cho ta nhìn từ điểm này, nó khiến ta không biết cái ấy sẽ được nhìn như thế nào từ các

điểm khác. Cái sai của quan điểm là nó đưa ta ra ngoài tính di động của sự vật, giăng mở chúng ra như một phong cảnh; vừa cho ta nhìn về một hướng nào đó, do cái quyền bá chủ tự phong của nó, bằng cái kiểu chồm ra của nó, nó cố định và xác định một phạm vi. Nhà bình chú Trung Hoa (Thành Huyền Anh) bảo rằng, nó “đóng lại” và “hạn chế” các “khuynh hướng”, của chính ta cũng như của các sự vật, và, bị “sa lầy vào đó” và “bám chặt” vào đó, “ta mắc vào cái chỉ còn là một cách nhìn thiên vị” (chấp nhất gia chi

thiên kiến). Như Mạnh Tử cũng đã nói, ta “bám vào” đó: một khi đã “bị gắn

chặt” vào đó và biến thành “của riêng”, cái nhìn thiên kiến đó trở thành tư tưởng của một “trường phái”.

Chính từ cái tâm trí đã thành, trọn vẹn đó, sẽ nảy sinh sự phán xét về chân lý. Vì, một khi đã chấp nhận một khuynh hướng riêng, nó sẽ dựa theo đó mà quyết định dứt khoát cái đúng và cái sai; tùy theo cái cách mà chính nó đã thành, nó sẽ coi có phải là “cái ấy” hay “không phải là cái ấy”, là “đúng như vậy” hay “không đúng như vậy” (thị phi). Chính từ sự hình thành tâm thế đó của chúng ta, tự lập cho mình một quan điểm riêng, và mỗi người tự coi mình là một “bậc thầy” của quan điểm đó, đã nảy sinh sự tách biệt không dứt của các lối phán xét (nt., tr. 56); hay, bám sát các từ ngữ hơn để nói cho chính xác hơn, khi đã có một khuynh hướng (dis-position) nhất định của tâm trí, thì bất kể thế nào, ắt nó buộc phải có những sự tách biệt (dis- jonction)[97]. Nhà tư tưởng Lão học nhấn mạnh rằng thậm chí sẽ là mâu thuẫn nếu nghĩ ta có thể quyết định dứt khoát về cái đúng và cái sai, khi ta (chưa) có “tâm trí đã thành”; trong khi, theo chiều ngược lại, một khi đã thành, thì tâm trí chỉ có thể thao tác theo thế đôi ngã (đúng/sai, thiện/ác, v.v.), và hoặc chỉ có thể có cái này hoặc chỉ có thể có cái kia; sẽ mất đi sự cùng tồn tại của các “đối lập” - mọi sự trở thành tương phản do tách biệt - trong khi chính nhờ có sự cùng tồn tại (của các đối lập) đó mà tính cố kết của thực tại mới được duy trì.

Và nhà tư tưởng Lão học hỏi:

Đạo, làm sao có thể bị che khuất đến mức có cái đạo thật và cái đạo giả?

Lời, làm sao có thể bị che khuất đến mức có thể thao tác thế này hay thế khác?

(Bởi) đạo, ta có thể đi đâu để cho nó không phải là ở ngay đấy?

Và lời, nó có thể ở đâu để cho nó không thể là chính đáng?[98]

Như nhà bình chú (Quách Tượng) đã nói một cách ngắn gọn, đạo có mặt “ở mọi chỗ”; cả ở chỗ người ta cho là giả cũng như ở chỗ người ta cho là thật, cho nên chẳng có “thật” mà cũng chẳng có “giả”, sự chia tách ấy là giả tạo; lời nói cũng vậy, bao giờ cũng là “chính đáng”, nghĩa là bao giờ cũng có một quan điểm nào đó theo đấy nó có thể được chấp nhận, và ta không thể dứt khoát đem đối lập cái “là như thế” với cái “không phải là như thế”. Do sự “che khuất” cái toàn thể, dù đó là đạo hay là lời, đã nảy sinh ra những sự tách biệt chúng chỉ còn giữ lại được mỗi một phía. Hoặc, nói ngược lại, khi ta từ bỏ được các tách biệt, thì ta sẽ đạt được “đạo”: hiểu rằng đạo không ở riêng về một bên nào cả, ta sẽ nhận ra rằng đạo không thiên về đâu hết. Nó là cái không quay lưng lại với bất cứ cái gì, qua đó ta không đánh rơi mất bất cứ điều gì. Nhà tư tưởng Lão học nói tiếp:

Đạo bị che khuất trong những cái thành nhỏ bé

và lời bị che khuất trong sự nở rộ của các cuộc tranh luận.[99]

Nếu ta bảo rằng đạo bị che khuất trong những “cái đã thành nhỏ” (đạo ẩn ư tiểu thành), ấy là bởi bao giờ cái đã thành cũng chỉ là “nhỏ”: vì, mọi cái đã thành, vừa đến, đã là phủ định; cũng tức là nói rằng đạo không ngừng bị che khuất dưới những khuynh hướng chật hẹp, và do vậy đã bị giảm nhiễm, chúng khiến cho một tâm trí định hình và tự biến thành quan điểm riêng. Còn lời nói, thì nó bị che khuất vì người ta ham muốn “nổi bật” lên khi ganh đua trong các cuộc tranh luận: hoặc người ta tán thành hoặc người ta phản đối, mỗi người “khẳng định cái người khác chối cãi và chối cãi cái người khác khẳng định”, các nhà “Khổng học” chống lại các nhà “Mặc học” (các nhà Lão học bảo vậy) và các nhà “Mặc học” chống lại các nhà “Khổng học” - và tranh luận chẳng bao giờ kết thúc.

Một phần của tài liệu Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)