Tách bậc minh triết ra khỏi những kẻ ngỡ chừng giống ông ta vẫn gặp

Một phần của tài liệu Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây (Trang 173 - 174)

bên lề của triết học: nhà thần bí, nhà ngụy biện (nhà tương đối luận), nhà bi quan chủ nghĩa, những khuôn mặt có vẻ gần với ông, hết người này tới người khác - theo một khía cạnh, trên một quan điểm nào đó, nhưng rồi mỗi lần ta cũng lại nhận ra rằng ông khác biệt với họ một cách căn bản (và thậm chí: càng đến gần nhất, khi ấy ông lại càng trái ngược với họ), quả là bậc minh triết trở thành không thể xếp loại được: khi ta đi hết một vòng như vậy, tất cả các phía của nó trông chừng như đối lập nhau, hay có phải, có tất cả những cái đó, đúng ra là bậc minh triết chẳng có phía nào cả? Có phải cái khiến ông là bậc minh triết chính là ở chỗ ông không còn có phía nào cả (nó cho phép ta có thể xác định được ông)? Ngay cả nhà ngụy biện, vốn nổi tiếng là không thể xác định được, vẫn còn là một con mồi trông ra dễ bắt hơn. Và nếu ta quay trở về phía triết học, thì, cũng vậy, đặc điểm nối liền họ lại với nhau chỉ càng hiện lên rõ ràng hơn. Quả vậy, dù đó là về chuyện thần bí học, ngụy biện học hay cả chủ nghĩa hoài nghi, thì dù triết học có tha hồ mà tuyên bố cắt đứt công khai với họ, thậm chí có xung đột đến gay gắt và gây ra luận chiến, ta vẫn không thể vì thế mà dấu đi rằng xung đột đó chỉ có thể xảy ra là do sự đối diện, giữa các phái đó, đã được chuẩn bị, ghi danh, tổ chức rồi (cũng tức là, theo một cách nào đó, được tháo ngòi nổ rồi); và cũng là, về phía bên này cũng như về phía bên kia, người ta đã khá đồng tình với nhau

để cho một cuộc cãi vã như thế có một ý nghĩa nào đó: sự bất đồng chỉ có thể có, công khai như vậy, trên một cơ sở đồng thuận - song, đồng thuận này, lại là ngầm; và vì đã là kẻ thù công khai của nhau, làm sao lại không thể là chính đáng, đến một lúc thích hợp nào đó, hạ vũ khí và hiệp thương? Triết học đã ký thỏa ước với cái thần bí (về cái khó tả nên lời), cũng như với khoa

ngụy biện (về tu từ học) và với chủ nghĩa hoài nghi (về niềm ham muốn kiếm tìm không bao giờ nguôi: “khoa truy cứu”). Tôi không muốn mạo hiểm mà chỉ ra rằng, chẳng hề lay chuyển được triết học trong những nền tảng của nó, những Thể tạng nhỏ khác đó của triết học đã góp phần làm cho lĩnh vực của nó nổi bật hơn lên và củng cố nó hơn.

Còn giữa minh triết với triết học thì khác. Vì kẽ nứt giữa chúng bị bỏ trong bóng tối và không khiến ai nói đến nó, vì nó tiềm tàng, ta không chờ cuộc giáp mặt của chúng, ngược lại, gây ra chút tia lửa nhỏ nào. Đã khá lâu rồi, xem nó như một kẻ bà con nghèo, triết học chẳng còn chờ đợi bất cứ điều gì ở minh triết. Cái này càng trở nên vững chắc, với bộ khung khái niện và lý thuyết của nó, cấu tạo có phương pháp của nó, thì cái kia càng có vẻ hòa tan đi, ta không còn nhận ra được nó trong đó nữa. Hoặc, để có thể làm được điều đó, phải lao vào thao tác hóa học này. Là, thay vì để cho chúng bị trộn lẫn trong một bể tắm chung (cái “bể tắm” chung ấy của tư duy), như người ta vẫn thường làm, ta đem cái này ra mà phân tích, khi ấy ta sẽ thấy các yếu tố của nó được phân chia ra một cách hệ thống thành những nét riêng biệt, trên hai cột mốc đối nghịch nhau, minh triết versus[147] triết học: hai vật thể tái lập, hoàn toàn độc lập đối với nhau. Cũng tức là nói rằng, nếu sự khác biệt ít nổi bật hơn, giữa triết học và minh triết (bằng giữa triết học với những cái được khẳng định khác của nó: thần bí, ngụy biện, v.v.), tôi lại cũng nghi ngờ rằng sự khác biệt ấy càng dấn sâu hơn; hay, nếu sự xung khắc giữa chúng là ít hơn, thì tính bên ngoài - cái này đối diện với cái kia - lại càng tỏ ra căn bản hơn. Giả thuyết của tôi là, thiết lập lại một cách hữu cơ minh triết như là cực đối lập của triết học, ta có thể nhìn nhận trở lại triết học từ một cái bên ngoài nào đó - cuối cùng: một cái bên ngoài - để đi ngược lên trong các thiên vị của nó.

Một phần của tài liệu Minh triết phương Đông và Triết học phương Tây (Trang 173 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)