không thể đủ, “ngộ ra” không thông đạt được (có một kinh nghiệm, nhưng không hề được đặc quyền: âm nhạc), liên quan đến cái dỡ của tranh luận triết học, thì ngược lại, nhà tư tưởng Lão học tiến hành một cuộc phê phán theo đúng thủ tục. Ông chứng minh một cách lôgích điều gì làm nên tính chất thiên vị của quan điểm, ngay từ khi nó xuất hiện. Bảng phả hệ dẫn ra trên đây đã dựng lên kết cấu đó: để hiểu rõ hơn từ đâu mà có những tách biệt
trong phán xét (đúng hay sai) và vì sao những tách biệt đó về cơ bản triệt tiêu lẫn nhau, chỉ cần trở lại cái giai đoạn ở trước giai đoạn tách biệt là giai đoạn
phân ly; phải có phân ly để rồi sau đó mới có thể có tách biệt: như vậy minh triết bị mất đi chính là từ giai đoạn phân ly.
Bởi, nhà tư tưởng Lão học nói, từ khi các vật được xem xét tách rời nhau, thì đã có cái này và cái khác, đã có “bỉ” và “thử”; hay, nếu ta xét đến mối quan hệ theo quan điểm riêng của mỗi vật riêng biệt, thì đã có kẻ khác
và chính ta: “không có cái vật nào lại không cùng lúc là cái khác [đối với cái khác] và là chính nó [đối với nó]. Hể vừa thoát ra khỏi cái tồn sinh được xem xét trong tổng thể của nó, mọi vật liền làm bật lên một tính hai mặt về quan điểm: có cái được nhìn bởi cái kia và cái được nhìn bởi chính nó - cái được nhìn từ phía bên này và cái được nhìn từ phía bên kia. Từ đó mà sinh ra tính đơn phương của nhận thức và, do đó, sự thiên vị của nó. Bởi, “từ phía bên kia [của cái kia], không thể nhìn thấy”: không thể nhìn thấy từ phía bên kia cái nhìn thấy được từ phía bên này, và như vậy bao giờ “cũng là từ phía bên này mà ta biết” (tự thị đắc tri chi): mỗi người biết tùy thuộc vào quan điểm (perspective) của mình, mỗi người biết từ phía bên mình; hể nó mắc vào trong cuộc đối mặt giữa cái khác với chính nó, nhận thức ắt phải đối lập với nhau, mỗi bên đều khẳng định cái nó nhìn thấy “từ phía nó” (nghĩa thông thường của chữ thị) là “đúng” và coi là sai cái chỉ được nhìn thấy từ phía bên kia. Nhà tư tưởng Lão học nói với chúng ta rằng - và ở đây ông tiến đến gần lôgích của triết học hơn cả - quả, cái làm nên đặc điểm của hai phía của nhận thức đó, quan điểm của kẻ khác và quan điểm của chính ta, là ở chỗ chúng phụ thuộc lẫn nhau, cái này không thể tồn tại mà không có cái kia (không có cái khác mà không có cái này cũng như không có cái này mà không có cái khác) đồng thời lại không thể tương hợp: “khi một phía xuất hiện thì phía kia biến mất”; “khi phía bên này trở nên chính đáng, thì phía kia không còn chính đáng”, và ngược lại. Chúng liên quan với nhau (như là hai phía) và loại trừ nhau (ta nhìn thấy hoặc cái này hoặc cái kia); từ đó phán xét phân biệt do bên này thực hiện là ngược lại với phán xét do bên kia thực hiện, và cả hai đều thích đáng như nhau. Hay đều không thích đáng như nhau, ở đấy nữa cũng là “bằng nhau”.
Bởi các vị trí đó, đương nhiên, là có thể thay đổi cho nhau: “phía bên này [của quan điểm của tôi] cũng là phía bên kia [của quan điển của kẻ kia] và ngược lại (thị diệc bỉ dã); cái này của tôi là cái nọ của anh ta, chính ta là kẻ khác của kẻ khác là người đối với anh ta là một cái chính anh ta. Hai phía, đảo lộn lẫn nhau như vậy, chúng có được chăng một chân lý, nhà tư tưởng Lão học tự hỏi. Tốt hơn cả là thoát ra khỏi sự đối mặt các quan điểm đó, đối mặt của “cái này” với cái kia, kẻ khác với chính mình, và là cái mà ông gọi là
“cái trục của đạo” (đạo khu[102]): khi “cái trục đạt được đến chỗ là trung tâm của vòng tròn”, “thì nó có khả năng không ngừng đáp ứng (đòi hỏi của hoàn cảnh). Từ hình ảnh về quả cân đến hình ảnh cái trục, cũng như từ nhà Khổng học đến các nhà Lão học, đều có cùng một sự chọn lựa nền tảng giống nhau, vừa ưu tiên cho vị trí trung tâm (như là một vị trí không có vị trí bởi bao gộp tất cả các vị trí có thể) và việc chú tâm đến cái tương đẳng của sự thích đáng. Các cuộc thảo luận của Lão học về mẫu hình càng cho thấy rõ đòi hỏi này: trong khi, cái này đổ lên cái kia, các phán xét tách biệt cứ kéo liền nhau đến vô tận (làm nên cái “vòng tròn” lẩn quẩn của biện luận), thì ở “trung tâm của vòng tròn”, vốn trống không, không thể có sự tách biệt, sự tách biệt bị triệt tiêu (Quách Tượng); hoặc nữa, cái vòng tròn ấy giống như cái lỗ tròn, được khoét vào phần trên hay phần dưới của khung cửa và, là nơi đặt cái trục, cho phép trục tha hồ quay, luôn trùng khớp. Trùng khớp với mỗi quan điểm được bày ra, với quan điểm của “kẻ này” cũng như của “kẻ kia”, bởi thay vì tách biệt nhau (về phía bên này hay phía bên kia), các quan điểm ấy lại gặp nhau ở trung tâm tức là cái trục. Quả vậy, không loại trừ cả bên này lẫn bên kia, cái trục quay về phía cần quay; đối với nó, mọi phía đều ngang bằng nhau, và nói cho đúng, không còn có “phía” nào cả, khi vòng quay đã hoàn tất. Chỉ có thể có được điều ấy vì cái cái trục do không có vị trí cố định, mà hoàn toàn cơ động ngay trong lòng sự bất động của nó, có thể thường xuyên tiến triển; cũng không có gì định trước được sự tiến triển ấy, không quy tắc không chuẩn mực nào cả; cuối cùng, nét đặc biệt của cái trục là k hông tự nó buộc mình vào cái gì cả, mà mỗi lần lại chỉ đáp ứng đúng đòi hỏi của thời khắc ấy, bằng cách tuân theo chuyển động được khắc vào đó: bấy nhiêu điều đặc trưng cho sự tương đẳng trong tương quan với ý tưởng chung nhất của chúng ta về chân lý.