Thực trạng thực hiện mục tiêu và nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên hệ chính quy trong đại học quốc gia hà nội (Trang 65 - 67)

Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá (%) Điểm trung bình Rất tốt Tốt Bình thƣờng Khơng tốt

Mục tiêu và nội dung đào tạo được xây dựng chi tiết trong đề cương bài giảng và được GV cung cấp cho SV trước khi bắt đầu học

77 22 1 0 3.76

SV có thể nêu, liệt kê được các nội dung cơ

bản của môn học 21 59 17 3 2.98

SV có thể hiểu, phân biệt, tổng hợp và giải

thích được các nội dung của mơn học 17 36 39 8 2.62 SV có thể phân tích ý nghĩa các nội dung

của môn học 8 48 35 9 2.55

SV có thể vận dụng được các kiến thức đã học để chủ động, tích cực làm bài tập và giải quyết các vấn đề trong học tập các môn học khác

4 28 52 16 2.20

SV có thể vận dụng được các kiến thức đã học để phát hiện và xử lý vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống

4 27 56 13 2.22

Nội dung của môn học bám sát với nội

dung chi tiết trong đề cương bài giảng 28 48 18 6 2.99 Nội dung kiến thức đảm bảo phát triển các

kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm

10 40 42 8 2.51

Nội dung kiến thức đảm bảo phát triển năng lực tư duy lý luận, có tư duy độc lập trong phân tích và giải quyết các vấn đề thực tiễn

8 37 49 6 2.48

Nhìn chung kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện mục tiêu và nội dung đào tạo các học phần LLCT được đa số SV đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình chung X =2.70. Trong các nội dung đưa ra đánh giá thì nội dung “Mục tiêu và nội

dung đào tạo được xây dựng chi tiết trong đề cương bài giảng và được GV cung cấp cho SV trước khi bắt đầu học” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình X =3.76. Việc cung cấp đầy đủ thông tin về môn học cho SV biết trước khi bắt đầu học là điều vô cùng cần thiết, nó giúp SV theo nắm được các nội dung sẽ được học và mục tiêu phải đạt được với những nội dung đó để có thể chủ động học tập và nghiên cứu. Kết quả này cho thấy việc quản lý mục tiêu và nội dung của môn học được quan tâm và thực hiện tốt.

Về việc thực hiện mục tiêu môn học, kết quả khảo sát cho thấy: các nội dung “SV có thể nêu, liệt kê được các nội dung cơ bản của mơn học”, “SV có thể hiểu,

phân biệt, tổng hợp và giải thích được các nội dung của mơn học”, “SV có thể phân tích ý nghĩa các nội dung của môn học” đều được đánh giá là tốt với điểm trung

bình lần lượt là X =2.98, X =2.62 và X =2.55. Tuy nhiên, nội dung “SV có thể vận

dụng được các kiến thức đã học để chủ động, tích cực làm bài tập và giải quyết các vấn đề trong học tập các môn học khác” và “SV có thể vận dụng được các kiến thức đã học để phát hiện và xử lý vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống” chỉ được

đánh giá ở mức bình thường với điểm trung bình lần lượt là X =2.20 và X =2.22. Kết quả này cho thấy mục tiêu về vận dụng kiến thức của môn học này trong học tập các môn học khác cũng như trong cuộc sống của SV chưa cao. Điều này đặt ra thách thức lớn cho GV trong việc đổi mới phương pháp dạy.

Về nội dung của môn học, nội dung “Nội dung của môn học bám sát với nội

dung chi tiết trong đề cương bài giảng” được đánh giá là tốt với điểm trung bình X =2.99. Kết quả này cho thấy GV luôn ý thức trong việc đảm bảo cung cấp đủ nội dung cơ bản của môn học cho SV. Nội dung “Nội dung kiến thức đảm bảo phát

triển các kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm” cũng được đánh giá ở mức

tốt với điểm trung bình X =2.51. Kết quả khảo sát này cho thấy GV đã có sự quan tâm chọn lọc các kiến thức của bài học giúp SV rèn luyện kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm. Tuy nhiên, nội dung “Nội dung kiến thức đảm bảo phát triển

thực tiễn” chưa được đánh giá cao với điểm trung bình X =2.48. Kết quả này tương đồng với kết quả khảo sát về mục tiêu mơn học là “SV có thể vận dụng được các

kiến thức đã học để chủ động, tích cực làm bài tập và giải quyết các vấn đề trong học tập các môn học khác” và “SV có thể vận dụng được các kiến thức đã học để phát hiện và xử lý vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống”. Điều này cho thấy

kiến thức được truyền tải khá trừu tượng, chưa được mở rộng và liên hệ nhiều với tình hình thực tiễn cuộc sống. Đây cũng là vấn đề mà GV cần quan tâm để nâng cao hơn vốn kiến thức và kỹ năng truyền tải nội dung giúp SV phát triển kỹ năng tư duy và có thể vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.

2.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giảng viên

Qua trò chuyện, trao đổi với một số lãnh đạo quản lý và GV, chúng tôi được biết: Hiện nay, đội ngũ GV giảng dạy các học phần LLCT cho các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN do Trường Đại học KHXH&NV quản lý. Những GV này đều có năng lực tốt trong giảng dạy, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trách nhiệm và nhiệt tình trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, đáp ứng tốt trong quá trình thực hiện chương trình các học phần LLCT. Hàng năm, GV đều được cập nhật kiến thức về đường lối, chính sách, chủ trương mới cũng như các kết quả nghiên cứu mới nhất do BGD&ĐT hoặc các đơn vị tổ chức liên quan tổ chức.

Số liệu thống kê GV, số lượng GV cơ hữu giảng dạy các học phần LLCT tại Trường Đại học KHXH&NV như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên hệ chính quy trong đại học quốc gia hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)