3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo các
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của sinh viên
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
- Đảm bảo đánh giá khách quan, chính xác và tồn diện kết quả học tập của SV nhằm nâng cao chất lượng dạy của GV cũng như chất lượng học của SV, đồng thời thúc đẩy các hoạt động đào tạo nói chung, hoạt động dạy học nói riêng sao cho đạt hiệu quả cao nhất và phù hợp với mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường.
- GV đánh giá hoạt động dạy của mình có hiệu quả hay không để điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp hơn với từng môn học và từng đối tượng học.
chỉnh phương pháp học sau cho hiệu quả nhất và phù hợp với bản thân.
- Nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng đào tạo, kịp thời phát hiện sai phạm, thiếu sót từ đó có những điều chỉnh hợp lý và ra quyết định đúng đắn giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đào tạo.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng hệ thống cơng cụ và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV một cách tồn diện, chính xác và khách quan. Sử dụng kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu của từng môn học như: kiểm tra tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp, bán trắc nghiệm, tiểu luận... Kiểm tra cả quá trình học tập và kiểm tra kết thúc học phần.
- Nội dung, phương pháp, hình thức và thời gian kiểm tra, đánh giá thường xuyên và giữa kỳ phải do các GV tự quyết định, phù hợp với tiến độ dạy học đồng thời phải được chi tiết trong đề cương bài giảng của GV, được lãnh đạo bộ môn duyệt và công bố cho SV trước khi học.
- Cải tiến nội dung câu hỏi trong ngân hàng đề thi kết thúc học phần theo hướng phát triển tư duy lý luận, tư duy sáng tạo và tăng khả năng vận dụng các nội dung môn học vào thực tiễn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức thi và chấm thi kết thúc học phần.
- Đổi mới công tác quản lý kết quả học tập của SV.
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV một cách bài bản, chặt chẽ, hợp lý, khoa học có tính thực tiễn và hiệu quả.
- Tổ chức các buổi hội thảo khoa học, sinh hoạt khoa, bộ mơn để GV có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV.
- Cải tiến phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng đánh giá năng lực tức là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống, sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau và vì sự tiến bộ của người học.
- GV trên cơ sở đề cương học phần thống nhất của bộ môn tự xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên và giữa kỳ phù hợp với từng đối tượng học. GV cần sử dụng kết hợp nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau tùy theo mục đích và u cầu của mơn học như: kiểm tra tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp, bán trắc nghiệm, tiểu luận, bài tập cá nhân, bài tập nhóm, thảo luận... Nội dung, phương pháp, hình thức và thời gian kiểm tra, đánh giá thường xuyên và giữa kỳ phải được chi tiết trong đề cương bài giảng của GV, được lãnh đạo bộ môn duyệt và công bố cho SV trước khi học.
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên không chỉ đánh giá ý thức lên lớp đầy đủ, đúng giờ mà còn đánh giá ý thức tham gia học tập trên lớp (phát biểu đúng), ý thức chuẩn bị bài trước khi lên lớp; làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm; viết đề cương, tiểu luận, tự học…
- Kiểm tra giữa kỳ cần đánh giá toàn diện kiến thức SV đã tích lũy được ở nửa giai đoạn đầu. Có thể cộng điểm khuyến khích cho SV có nhiều đóng góp xây dựng bài nhằm tạo sự động viên khích lệ SV học tập, tạo động lực cho SV chủ động, tích cực học tập và phát huy khả năng tư duy sáng tạo.
- Nội dung câu hỏi trong ngân hàng đề thi kết thúc học phần phải thường xuyên đổi mới, cải tiến mang tính tổng hợp đảm bảo đánh giá toàn diện kiến thức sinh viên đã được lĩnh hội trong quá trình học theo hướng phát triển năng lực tư duy lý luận, tư duy sáng tạo và tăng khả năng vận dụng các nội dung của môn học vào thực tiễn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức thi và chấm thi kết thúc học phần đảm bảo tính cơng bằng, khách quan và quyền lợi của SV. Quy trình quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV cần đảm bảo:
+ Nội dung kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với nội dung của môn học, bám sát với mục tiêu và yêu cầu về chuẩn đầu ra. Nội dung, phương pháp, hình thức và thời gian kiểm tra, đánh giá thường xuyên và giữa kỳ phải do các GV trực tiếp giảng dạy đề xuất và trưởng bộ môn duyệt và công khai với SV trước khi học.
+ Yêu cầu tất cả cán bộ, GV tham gia tổ chức thi hết học phần từ ra đề thi, coi thi, dọc phách, chấm thi, ghép phách, nhập điểm và công bố kết quả thực hiện nghiêm túc, khách quan công việc được phân công.
+ Thực hiện chấm bài chéo: mỗi bài thi có hai GV chấm chéo để đảm bảo tính khách quan.
+ Phòng đào tạo làm đầu mối ghép điểm và thông báo kết quả học tập đến SV. - Đổi mới công tác quản lý kết quả học tập của SV thông qua việc cải tiến quy trình nhập điểm và cơng bố điểm cho SV, cắt giảm những công đoạn trung gian nhằm tối ưu hóa việc quản lý điểm. Giao quyền nhập điểm thường xuyên và điểm giữa kỳ cho GV bằng việc cấp quyền nhập điểm cho GV để GV trực tiếp nhập vào phần mềm và chịu trách nhiệm với độ chính xác của kết quả đó. Phịng Đào tạo có nhiệm vụ nhập điểm thi kết thúc học phần và công bố điểm cho SV.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Nhà trường phải quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá để mọi thành viên thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc đảm bảo tính trung thực, cơng bằng, khách quan và vì quyền lợi của SV. Phân công, phân cấp rõ ràng trong quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV và được thực hiên thường xuyên và đồng bộ.
- GV nhận thức rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và giữa kỳ để có thể tham gia một cách hiệu quả vào quá trình đánh giá.
- SV phát huy hơn nữa khả năng tự học để có cơ sở tham gia vào quá trình đánh giá để đạt được chất lượng tốt nhất.
- Cán bộ quản lý nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá, xây dựng kế hoạch đầu tư kinh phí cải tiến nội dung ngân hàng đề thi kết thúc mơn học phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế đảm bảo đánh giá đúng, khách quan chất lượng đào tạo.