Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động đào tạo các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên hệ chính quy trong đại học quốc gia hà nội (Trang 40)

phần lý luận chính trị trong trƣờng đại học

Quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT trong trường đại học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên trong là các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động đào tạo các học phần LLCT mà chúng tơi đã trình bày ở phần trên gồm: kế hoạch đào tạo; mục tiêu, nội dung đào tạo; hoạt động dạy của GV; hoạt động học của SV; hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV; CSVC, phương tiện kỹ thuật. Trong tiêu đề này, chúng tơi sẽ trình bày các yếu tố bên ngồi có tác động đến cơng tác quản lý hoạt động đào tạo ở các trường đại học.

1.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên trong trường đại học đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên trong trường đại học

Nhận thức của cán bộ quản lý, GV và SV về ý nghĩa của hoạt động đào tạo các học phần LLCT trong trường đại học đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo các học phần này, cụ thể:

- Cán bộ quản lý có nhận thức đúng đắn về hoạt động đào tạo các học phần LLCT trong trường đại học mới có sự chỉ đạo tích cực, liên tục và có sự đầu tư thỏa đáng cho đào tạo các học phần LLCT.

trường đại học mới chủ động tìm tịi, điều chỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy. - Nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc đào tạo các học phần LLCT trong trường đại học sẽ giúp SV có ý thức tích cực trong việc học tập và nghiên cứu các học phần LLCT. Thái độ của SV đối với các học phần LLCT có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo các học phần này trong trường đại học. GV cần tạo hứng thú với SV trong giờ học, tiết học thông qua việc nâng cao chất lượng trong mỗi tiết học, bài giảng đảm bảo tính khoa học, sinh động qua đó SV sẽ có nhận thức mới và đầy đủ hơn về các học phần LLCT.

1.4.2. Yếu tố khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động đào tạo nói chung và quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT nói riêng. Ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng bước đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo các học phần LLCT, hiện đại hố thiết bị phục vụ đào tạo qua đó góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo các học phần này. Sự hiểu biết và vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý đào tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo các học phần LLCT, làm cho việc giải quyết các nhiệm vụ quản lý hoạt động đào tạo các học phần này được dễ dàng hơn, ví dụ như áp dụng các phần mềm quản lý đào tạo, giáo án điện tử...

1.4.3. Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT. Kinh tế càng tốt thì mức đầu tư cho hoạt động đào tạo càng nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường. Kinh tế tốt sẽ có nhiều cơ hội đầu tư cho các hoạt động phát triển GV cả về lượng và chất; có cơ hội đầu tư nhiều cho các hoạt động nâng cao năng lực học tập của SV; có cơ hội đầu tư CSVC, phương tiện kỹ thuật phục vụ quản lý hoạt động đào tạo…

1.4.4. Yếu tố chính trị, pháp luật và giáo dục

Yếu tố này bao gồm các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống pháp luật hiện hành, những diễn biến chính trị trong nước và trên thế

giới. Có thể thấy rằng sự tác động của mơi trường chính trị, pháp luật và giáo dục đến cơng tác quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT như sau:

- Dưới sự biến động của tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới, cũng như những tác động của cơ chế thị trường, trong một số trường Đại học, tâm lý ngán ngại học các môn LLCT bắt đầu xuất hiện. Thậm chí, trong giới khoa học tự nhiên, kỹ thuật ở một vài trường đại học, đã có người cho rằng khơng nên đề cao các môn lý luận Mác - Lênin, chỉ nên coi đó là một học thuyết trong chính trị nói chung và do đó chỉ cần trang bị cho SV những quan điểm như các học thuyết chính trị nói khác, trong đó có học thuyết chính trị Mác - Lênin để từ đó SV tự rút ra những điều cần thiết cho họ. Hoặc có người cho rằng trong nền kinh tế thị trường nhiều cơng ty, xí nghiệp tuyển dụng lao động khơng cần đến phẩm chất chính trị, chỉ cần đào tạo cho SV giỏi về chun mơn nghiệp vụ là được. Chính vì vậy, việc nắm vững sự tác động phức tạp tình hình chính trị đối với việc giáo dục LLCT cho SV có một ý nghĩa rất quan trọng, giúp chúng ta đề ra được những phương pháp, nội dung phù hợp cho quá trình đào tạo các học phần LLCT trong trường đại học.

- Pháp luật đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những ràng buộc đòi hỏi các tổ chức đào tạo phải tuân thủ các quy định này trong công tác quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT. Vấn đề đặt ra đối với các tổ chức đào tạo là phải hiểu rõ tinh thần nội dung và chấp hành tốt các quy định của pháp luật đối với công tác quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT.

- Bối cảnh giáo dục hiện nay ngày càng đi theo chiều hướng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới cơ bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức đối với các trường đại học trong đổi mới giáo dục nói chung và trong đổi mới hoạt động đào tạo các học phần LLCT cho SV nói riêng.

Các biến động của mơi trường chính trị, pháp luật và giáo dục sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức cũng như những rủi ro đối với công tác quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT. Xu thế hồ bình hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng địi hỏi các trường đại học phải đổi mới công tác quản lý hoạt động đào tạo các học

phần LLCT theo hướng hiện đại hoá và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

1.4.5. Yếu tố văn hoá xã hội

Yếu tố này bao gồm các chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội đến quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT thường có tính dài hạn, tinh tế hơn so với các yếu tố khác. Các khía cạnh hình thành mơi trường văn hố có thể ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động này như: những quan niệm về đạo đức, tôn giáo, về lối sống, những phong tục tập quán, những quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ nhận thức và học vấn chung của xã hội.

1.4.6. Yếu tố cơ chế quản lý

Yếu tố cơ chế quản lý tác động trực tiếp đến quản lý hoạt động đào tạo nói chung cũng như quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT nói riêng. Cơ chế quản lý đào tạo bao gồm hệ thống các quy tắc, biện pháp, cách thức tổ chức và quản lý nhằm duy trì, phát triển tồn bộ hệ thống giáo dục quốc gia trong đó có cơ chế quản lý của Nhà nước và cơ chế quản lý nội bộ của các cơ sở giáo dục đào tạo. Cơ chế quản lý về giáo dục của nhà nước bao gồm: luật pháp, chiến lược, chính sách, cơng cụ để quản lý toàn bộ hệ thống giáo dục. Khác với cơ chế quản lý tập trung trước đây, Nhà nước can thiệp trực tiếp vào cơ sở giáo dục đào tạo, khi chuyển sang cơ chế thị trường Nhà nước chủ yếu là quản lý vĩ mô nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo, giao cho cơ sở giáo dục đào tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu trong và ngồi nước về hoạt động đào tạo, quản lý hoạt động đào tạo và giáo dục lý luận chính trị trong trường đại học, ở chương 1 của đề tài, chúng tôi đã làm rõ các khái niệm cơ bản có tính chất công cụ: trường đại học, đại học quốc gia và đặc điểm sinh viên đại học; lý luận chính trị và các học phần lý luận chính trị trong trường đại học; hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị trong trường đại học; quản lý; quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị ở trường đại học; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị trong trường đại học.

Quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị trong trường đại học bao gồm 6 nội dung cơ bản: quản lý kế hoạch đào tạo; quản lý mục tiêu và nội dung đào tạo; quản lý hoạt động dạy của giảng viên; quản lý hoạt động học của sinh viên; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên; và quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật.

Những vấn đề lý luận được trình bày ở chương này là cơ sở và tiền đề để chúng tôi nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên hệ chính quy trong Đại học Quốc gia Hà Nội và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CÁC HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN

HỆ CHÍNH QUY TRONG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. ĐHQGHN hoạt động theo Quy chế về Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 477/QĐ-TTg ngày 05/09/1994.

ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính gồm:

- ĐHQGHN là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch hàng năm; có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN, Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

- Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa trực thuộc; các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ; các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, nhà xuất bản, tạp chí khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

- Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.

ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; chịu sự quản lý Nhà nước của BGD&ĐT về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học và công nghệ, của Bộ ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp nơi ĐHQG đặt trụ sở trong lĩnh vực được phân cơng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc ĐHQGHN là những cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và cơng nghệ có quyền tự chủ cao, có pháp nhân tương đương các trường đại học, viện nghiên cứu

khoa học khác được quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Khoa học - Công nghệ.

Kể từ khi thành lập đến nay, hệ thống tổ chức của ĐHQGHN sau nhiều lần điều chỉnh và sắp xếp lại bao gồm: Cơ quan ĐHQGHN - các đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc ĐHQGHN (Văn phòng, 08 Ban chức năng và Khối Văn phịng Đảng - đồn thể) và 31 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, trong đó có:

- 12 đơn vị đào tạo trình độ đại học và sau đại học, gồm: 07 trường đại học thành viên và 05 Khoa trực thuộc.

- 02 đơn vị đào tạo các học phần chung về quốc phòng - an ninh và thể chất, thể thao (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh; Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao).

- 07 đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ, gồm: 03 Viện nghiên cứu thành viên, 02 Viện nghiên cứu trực thuộc và 02 Trung tâm nghiên cứu trực thuộc.

- 10 đơn vị dịch vụ và phục vụ trực thuộc, gồm: Trung tâm Hỗ trợ SV, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức, Trung tâm Phát triển ĐHQGHN, Nhà Xuất bản ĐHQGHN, Ban Quản lý các dự án, Bệnh viện ĐHQGHN, Tạp chí Khoa học, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐHQGHN. [38]

* Cơ cấu tổ chức của các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường đại học thành viên là cơ sở giáo dục thuộc ĐHQGHN có cơ cấu tổ chức chung như sau (trích điều 6, Quy định về tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên trực thuộc ĐHQGHN) [11]:

- Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng - Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn khác - Phịng chức năng, khoa, viện, bộ mơn

- Trung tâm nghiên cứu, phịng thí nghiệm

- Doanh nghiệp, tổ chức phục vụ, sản xuất kinh doanh dịch vụ - Phân hiệu (nếu có)

- Trường THPT chuyên, trường thực hành (nếu có)

định cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN và nhu cầu hoạt động của Trường.

2.2. Khái quát công tác quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên hệ chính quy trong Đại học Quốc gia Hà Nội chính trị cho sinh viên hệ chính quy trong Đại học Quốc gia Hà Nội

Kể từ khi thành lập đến nay, ĐHQGHN đã có nhiều lần thay đổi, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, việc phân cơng trong giảng dạy các học phần LLCT cũng có nhiều biến động theo.

Từ cuối năm 2009, phân công giảng dạy các học phần LLCT cho SV tại các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN được giao cho Trường Đại học KHXH&NV và trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên LLCT. Trong đó, Trường Đại học KHXH&NV đảm nhiệm việc giảng dạy các học phần LLCT cho SV của trường và của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng GV LLCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên hệ chính quy trong đại học quốc gia hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)