Quản lý hoạt động học của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên hệ chính quy trong đại học quốc gia hà nội (Trang 36 - 37)

1.3. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị

1.3.4. Quản lý hoạt động học của sinh viên

SV là đối tượng của hoạt động dạy nhưng mặt khác lại là chủ thể của hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu. Kết quả đào tạo phụ thuộc vào tính tích cực nhận thức của SV. Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động đào tạo trong trường đại học hiện nay là tạo điều kiện để SV phát huy được tối đa vai trị chủ thể của mình trong hoạt động học tập.

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo xây dựng ở mỗi học kỳ, tổ chức cho SV đăng ký học theo đúng thơng báo của nhà trường. Mục đích của việc tổ chức cho SV đăng ký học là tạo điều kiện cho SV được lựa chọn lịch học phù hợp đáp ứng nhu cầu và khả năng bản thân. Kết quả đăng ký học của SV được phòng Đào tạo sử dụng để in danh sách các lớp và gửi cho GV được phân công giảng dạy các lớp đó. GV có trách nhiệm theo dõi sĩ số lớp và phản hồi lại phịng Đào tạo nếu có thay đổi. Kết thúc học kỳ, GV căn cứ vào kết quả theo dõi, giám sát SV lên lớp theo danh sách để đánh giá điều kiện thi của SV đối với học phần đó.

Quản lý hoạt động học nói chung cũng như quản lý hoạt động học các học phần LLCT nói riêng của SV bao gồm các nội dung: quản lý nề nếp học tập trên lớp; quản lý hoạt động tự học, tự nghiên cứu của SV.

Nội dung then chốt trong quản lý hoạt động học các học phần LLCT là quản lý hoạt động tự học của SV. Việc này được bắt đầu từ việc GV đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá. GV có nhiệm vụ bồi dưỡng cho SV phương pháp và kỹ năng tự học ngay trên lớp thông qua việc tạo điều kiện cho SV bộc lộ khả năng diễn đạt, phân tích, tổng hợp, khái quát, trừu tượng hoá vấn đề, bồi dưỡng cho SV phương pháp đọc sách, truy cập tài liệu, tóm tắt, hệ thống hố tài

liệu.

Phương pháp học là phương pháp đối với người học nhưng mặt khác lại là nội dung giáo dục đối với người dạy. Phương pháp học ở trường đại học phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

 Phương pháp học phải được xây dựng trên cơ sở người học nắm được mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ học tập của mình. Người học phải nắm được mục tiêu của môn học, kế hoạch học tập của cá nhân theo từng học kỳ, nắm được các quy chế học tập và thi cử,…

 Phương pháp học phải được xây dựng trên cơ sở người học nắm được các phương tiện và điều kiện học tập mà nhà trường có thể tạo điều kiện cho mình như các thư viện, phòng tự học…, hiểu được chức năng của các đơn vị trong nhà trường như: khoa, bộ mơn, các phịng chức năng…

 Phương pháp học phải được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc và kinh nghiệm về kế hoạch hoá thời gian làm việc của cá nhân người học, về cách đọc sách, về cách ghi chép để tích lũy kiến thức và để dễ tìm lại những kiến thức đó khi cần, về cách vận dụng những kiến thức đó để làm bài tập và bài kiểm tra…

Để quản lý tốt hoạt động học của SV cần phải có sự phân công, phân cấp một cách hợp lý giữa nhà trường với khoa và bộ mơn, các phịng chức năng, GV theo hướng giảm bớt đầu mối quản lý và tăng cường tính chủ động, tính tự giác và khả năng tự quản của trong các hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên hệ chính quy trong đại học quốc gia hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)